Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang một số thị tr−ờng

Một phần của tài liệu đề tài: " một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của VN đến nam 2010" ppt (Trang 70 - 73)

- Kinh tế Việt Nam thế giới 2004

2. Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang một số thị tr−ờng

một số thị tr−ờng

Tr−ớc thập kỷ 90, cao su tự nhiên của Việt Nam chủ yếu đ−ợc xuất khẩu sang thị tr−ờng Liên xô cũ và các n−ớc Đông Âu. Từ năm 1990, các thị tr−ờng này có nhiều biến động lớn, nhất là từ năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì khối l−ợng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này giảm xuống.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tìm kiếm thị tr−ờng mới, tăng xuất khẩu cao su sang các n−ớc châu á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc. Do đó, thị tr−ờng xuất khẩu cao su của Việt Nam liên tục đ−ợc mở rộng. Năm 2004, thị tr−ờng xuất khẩu đ−ợc mở rộng ra hơn 80 n−ớc, trong đó châu á chiếm tới 75%, châu Âu chiếm 19%%, còn lại là Bắc Mỹ, châu Phi và châu Đại D−ơng.

Đồ thị 2.1. Thị tr−ờng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 2004 Trung Quốc 59% Khác 17% Singapore 1% Đài Loan 4% Hàn Quốc 5% Đức 4% Nga 3% Nhật Bản 3% Hồng Kông 1% Mỹ 3%

Nguồn: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

2.1. Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên sang thị tr−ờng Trung Quốc

Với dân số khoảng 1,2 tỷ ng−ời, Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất thế giới. Nền kinh tế tăng tr−ởng mạnh cùng với việc Trung Quốc gia nhập WTO và cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với nhập khẩu nông sản nói chung và cao su tự nhiên nói riêng, nhập khẩu cao su tự nhiên vào thị tr−ờng Trung Quốc đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Trung Quốc là thị tr−ờng xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam và từ năm 2003, Trung Quốc cũng đã trở thành n−ớc nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới.

Đồ thị 2.2. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Trung Quốc

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Trung Quốc nhập khẩu một khối l−ợng lớn cao su của Việt Nam là do cao su SVR3L, SVR5L - loại cao su chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản l−ợng cao su tự nhiên của Việt Nam - rất thích hợp cho việc sản xuất săm lốp cao su của các nhà máy chế biến cao su Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong những năm tr−ớc, xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do chế độ quản lý nhập khẩu của Trung Quốc. Năm 2000 Trung Quốc cấp hạn ngạch chính ngạch 50.000 tấn nh−ng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ xuất khẩu đ−ợc 10.000 tấn hay có những thời điểm vào giữa năm 2001 cao su Việt Nam bị tồn đọng hàng ngàn tấn tại cửa khẩu chỉ vì phía Trung Quốc tạm ngừng không cấp quota nhập khẩu cao su Việt Nam. Ngoài việc quản lý bằng hạn ngạch, Trung Quốc còn chỉ định 17 đầu mối nhập khẩu cao su. Lệ phí xin hạn ngạch nhập khẩu cao su Việt Nam của Trung Quốc rất cao, đối với cao su nhập khẩu chính ngạch càng cao hơn, bằng 166% so với nhập khẩu tiểu ngạch. Thuế nhập khẩu cao su (cả thuế GTGT) cũng tới 40%. Trong khi đó, phí hạn ngạch đ−ợc cấp cho những doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu cao su của Thái Lan, Malaysia, Indonesia chỉ bằng 60-65% so với lệ phí hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam. Việc xuất khẩu cao su sang thị tr−ờng phía Bắc này cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro về thanh toán.

Bên cạnh đó, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị tr−ờng này khiến cho tiêu thụ cao su của các doanh nghiệp của ta trở nên bấp bênh bởi hầu hết các doanh nghiệp đều xuất khẩu cao su sang Trung Quốc theo hình thức biên mậu nên dễ bị ép giá hoặc không thanh toán đ−ợc. Ngành cao su Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị tr−ờng xuất khẩu. Vì vậy, mặc dù l−ợng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang Trung Quốc tăng lên trong những năm qua nh−ng tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam có xu h−ớng giảm đi trong giai đoạn 1998 - 2002 và chỉ tăng lên từ năm 2003, khi Trung Quốc cắt giảm các rào cản đối với nhập khẩu cao su. Tuy nhiên, tỷ trọng của cao su tự nhiên Việt Nam trong tổng l−ợng nhập khẩu cao su của Trung Quốc vẫn có xu h−ớng giảm đi do Trung Quốc tăng nhập khẩu các sản phẩm cao su tự nhiên đã chế biến từ các n−ớc nh− Hoa Kỳ, Nhật Bản và Mianma. Trong giai đoạn 1999- 2003, nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc từ Hoa Kỳ đã tăng tới 194%, nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 117%, nhập khẩu từ Mianma tăng 226% so với mức tăng nhập khẩu 41% từ Việt Nam và 35% từ Thái Lan.13

13

Bảng 2.10 . Tỷ trọng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị tr−ờng Trung Quốc

Một phần của tài liệu đề tài: " một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của VN đến nam 2010" ppt (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)