Thành quả đạt được khi thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Nội dung chuyên đềx (Trang 76 - 79)

Chương IV: Giải pháp và kiến nghị phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang

4.2.2 Thành quả đạt được khi thực hiện các giải pháp

Với Dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun là “Dự án tổng hợp giữa bảo tồn và phát triển”, nhằm hỗ trợ cho sự hình thành của Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã lôi kéo được nhiều thành phần kinh tế tham gia, đồng thời triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng để hỗ trợ người dân địa phương khi hạn chế đánh bắt hải sản trong vùng vịnh. Sau 4 năm hoạt động, Dự án đã tiến hành lắp đặt được 50 phao neo quanh đảo Hòn Mun giúp các tàu du lịch thảo neo, tránh tình trạng thả neo lên rạn san hô; thu nhặt trên 80.000 con sao biển là địch hại của rạn san hô; khôi phục trên 5 ha rừng ngập mặn tại Đầm Báy; thả hàng chục vạn con tôm hùm, cá dìa, hải sâm và bào ngư để bổ sung nguồn lợi và tăng thêm sự đa dạng sinh học trong vùng lõi đảo Hòn Mun…

Ngoài ra, công tác nâng cao nhận thức cộng đồng về Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cũng được tỉnh Khánh Hòa thực hiện rộng khắp ở tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở trong khu vực, nên có tới 1.600 học sinh và giáo viên tự nguyện tham gia bảo vệ môi trường biển. Ban quản lý Dự án di sản biển Nha Trang đã đặt trọng tâm vào việc nâng cao sinh kế cho người dân, bước đầu đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay trên 1 tỷ đồng giúp người dân mở mang dịch vụ, phát triển ngành nghề thủ công và chăn nuôi cải thiện kinh tế gia đình, chưa kể trợ giúp cho hàng chục hộ xây dựng bể lọc nước và xây dựng nhà vệ sinh…

Hiện vịnh Nha Trang có khoảng 7.000 lồng bè nuôi hải sản và 5.000 người sinh sống trên vịnh, nên trong thời gian tới Dự án sẽ triển khai kế hoạch hướng dẫn người dân nuôi trồng thủy sản toàn diện và thân thiện với môi trường, như rong sụn và các loài có thể lọc nguồn thức ăn để hỗ trợ cho mục tiêu bền vững của Khu bảo tồn biển.

Khác với các khu dân cư chài lưới truyền thống khác với nhà cửa thường tạm bợ, ngập ngụa rác thải và ruồi muỗi. Khu tái định cư của khoảng 2.000 hộ ngư dân thuộc cảng Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang có thể coi là mô hình mẫu của những làng chài thời hiện đại. Bởi cả 4 thôn nơi đây được quy hoạch thành một thị trấn trù phú ngập tràn cây xanh, với hệ thống điện - đường - trường - trạm khang trang, sạch đẹp.

Ngay cả cảng Hòn Rớ là nơi tập kết hải sản và làm dịch vụ nghề biển, hàng ngày tiếp nhận hàng trăm lượt tàu thuyền và tập kết hàng trăm tấn cá tôm, song công tác vệ sinh luôn được đảm bảo, khu vực cảng rất hiếm váng dầu mỡ, do rác và nước thải được thu gom thường xuyên và không xả thẳng xuống biển như những nơi khác.

Tỉnh Khánh Hòa cũng kiên quyết xử lý bất cứ hành vì nào gây tồn hại đến môi trường sinh thái nói chung và môi trường biển nói riêng. Điển hình, gần đây nhất có trường hợp Công ty cổ phần Đường Khánh Hòa có nhà máy đóng tại thôn Tân Quý, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm xả nước thải và khí thải vượt tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trường đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt 165 triệu đồng. Mặt khác, UBND tỉnh buộc công ty phải có ngay biện pháp khắc phục tận gốc tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra tại nhà máy nói trên. Đây cũng chính là hành động nhất quán của các cấp chính quyền ở Khánh Hòa trong việc nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường biển bền vững.

Sau 1 năm thực hiện, phương án thu gom, vận chuyển rác trong vịnh Nha Trang ban đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Đến nay, các đơn vị liên quan đã thu gom hơn 1.500 tấn rác thải tại vịnh Nha Trang, trong đó lượng rác thu được chủ yếu tại các lồng, bè (khoảng 800 tấn), số rác còn lại thu được từ các khu dân cư trên đảo. Hiện nay, lượng rác được thu gom hàng ngày từ 4 - 5 tấn, cao điểm lên đến 7 tấn. Hoạt động thu gom rác đã giúp giảm áp lực ô nhiễm trên vùng biển vịnh Nha Trang.

Nhờ đó, tại nơi công cộng trên các đảo, mặt nước biển đã phần nào sạch, đẹp hơn. Qua hoạt động thu gom rác trên vịnh Nha Trang, ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân cũng được nâng cao.

Các biện pháp khoa học phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ môi trường biển vịnh Nha Trang cũng được đẩy mạnh. Riêng Viện Hải dương học Nha Trang có những nghiên cứu giúp phát triển vịnh Nha Trang, có những biện pháp công nghệ như phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, nuôi trồng mới rạn san hô.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm của vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã chú trọng công tác tuyên truyền vận động người dân sống trên đảo, ven bờ chung tay bảo vệ môi trường biển, hạn chế vứt rác thải bừa bãi xuống biển, không chặt phá rừng ngập mặn. Hàng năm, các hoạt động bảo vệ môi trường biển như thả rùa về biển, bắt sam biển gai (một loài ăn san hô), thu gom rác nhân ngày bảo vệ môi trường được đông đảo người dân tham gia. Trong những dịp Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đa dạng sinh học thế giới, Ngày Lặn trái đất, v.v… tỉnh cũng đã phát động người dân tham gia làm sạch biển để nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường biển. Hiện nay, lượng rác được thu gom hàng ngày từ 4 - 5 tấn, cao điểm lên đến 7 tấn. Hoạt động thu gom rác đã giúp giảm áp lực ô nhiễm trên vùng biển vịnh Nha Trang. Nhờ đó, tại nơi công cộng trên các đảo, mặt nước biển đã phần nào sạch, đẹp hơn. Qua hoạt động thu gom rác trên vịnh Nha Trang, ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân cũng được nâng cao. Nhờ đó, vịnh Nha Trang tương đối sạch sẽ, tạo ấn tượng cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch.

Sau hơn 10 năm thành lập, đến nay, Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã thu được nhiều kết quả trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học. Độ che phủ của rạn san hô không ngừng tăng lên kéo theo các loại cá tôm cũng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Nhận thức về môi trường biển của người dân được nâng cao. Hệ sinh thái rừng ngập mặn không ngừng được trồng mới và mở rộng, nhiều thảm cỏ biển đã có dấu hiệu phục hồi… .

Ngoài ra, hơn 10 năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang cũng đã tiến hành khôi phục trên 5 ha rừng ngập mặn tại Đầm Bấy, thu được nhiều kết

quả khả quan, các loài cây rừng ngập mặn đang mọc và sinh trưởng tự nhiên góp phần hỗ trợ cho việc gây trồng, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn. Công việc thu nhặt được hàng chục nghìn con sao biển gai (đây là dịch hại nguy hiểm nhất của rạn san hô) cũng được chú trọng. Thành lập Tổ lắp đặt phao neo và đã lắp đặt hơn 50 phao neo quanh đảo Hòn Mun cho các tàu du lịch sử dụng tránh tình trạng thả neo ảnh hưởng trực tiếp đến rạn san hô. Tăng cường tuyên truyền về tầm quan trọng của hệ sinh thái biển ngay từ các lớp tiểu học tại các khóm đảo và 10 trường xung quanh Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang….

Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường biển vịnh Nha Trang vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, hàng nghìn lồng bè nuôi thủy sản trên vịnh xả ra hàng tấn rác thải mỗi ngày nhưng người nuôi trồng thuỷ sản chưa nộp phí thu gom rác, kinh phí cho việc bảo vệ môi trường hạn chế, quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch không theo kịp thực tế. Điều này đã khiến Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Sự phát triển kinh tế xã hội vùng ven bờ đã tác động không nhỏ đến cảnh quan môi trường, đến các hệ sinh thái biển. Hơn nữa đời sống của đại bộ phận người dân vẫn còn nhiều khó khăn nên họ hoàn toàn có thể quay lại để hủy diệt nguồn thủy sản để mưu sinh. Do đó về lâu dài, tỉnh Khánh Hòa, các ngành chức năng từ Trung ương tới địa phương cần có một kế hoạch quản lý thích hợp nhất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, từ đó bảo vệ được các giá trị đa dạng sinh học của vịnh Nha Trang.

Một phần của tài liệu Nội dung chuyên đềx (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w