Biện pháp được sử dụng

Một phần của tài liệu Nội dung chuyên đềx (Trang 74 - 76)

Chương IV: Giải pháp và kiến nghị phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang

4.2.1. Biện pháp được sử dụng

Mặc dù biển Nha Trang vốn rất hiền hòa nhưng với những ảnh hưởng từ hoạt động du lịch như thế này sẽ làm rạn nứt sự cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng xấu đến mục đích phát triển lâu dài của thành phố và tỉnh Khánh Hòa.

- Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: Khánh Hòa phát triển kinh tế biển đảo không phải bằng mọi giá, mà theo hướng bền vững, lâu dài gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2010, địa phương đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng cải thiện môi trường thành phố Nha Trang; đầu tư 2.048 tỷ đồng xây kè và đường bờ sông Cái; Dự án chỉnh trị hạ lưu sông Tắc - sông Quán Trường với tổng mức đầu tư 593 tỷ đồng. Những dự án lớn này sau khi hoàn chỉnh sẽ giải quyết được triệt để các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong vịnh Nha Trang.

- Dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun là “Dự án tổng hợp giữa bảo tồn và phát triển” đã được triển khai tại đảo Hòn Mun nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên, sinh vật biển cho vịnh Nha Trang.

- Nhận thức được tầm quan trọng của rừng ngập mặn, chính quyền thành phố đã triển khai “Đề án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008- 2015” của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh, tiến hành khảo sát và đưa vào quy hoạch trồng mới 600 ha. Ngoài ra, nhiều tổ chức trong và ngoài nước, cùng các địa phương và hộ dân sống ven biển cũng đã tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.

- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành chỉ thị nghiêm cấm các hình thức xả thải, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại vịnh Nha Trang. Chậm nhất đến cuối

tháng 5/2012, TP Nha Trang phải phối hợp với các cơ quan liên quan giải tỏa ngay các vật nổi trên mặt nước, các bẫy đánh bắt thủy sản tại bãi biển Trần Phú, Phạm Văn Đồng và xung quanh các đảo. TP cũng phải triển khai quy hoạch một số điểm nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường biển tại một số đảo… Cạnh đó, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang phối hợp với các cơ quan hữu trách, nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo tồn và bảo vệ toàn bộ khu vực vịnh Nha Trang. Việc này phải hoàn thành chậm nhất là cuối tháng 6 năm nay để trình UBND tỉnh xem xét.

- Trước tình trạng vịnh Nha Trang bị ô nhiễm, tỉnh Khánh Hoà đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân sống trên đảo, ven bờ chung tay bảo vệ môi trường biển, hạn chế vứt rác thải bừa bãi xuống biển, không chặt phá rừng ngập mặn. Nhà nước cũng hướng dẫn người dân nuôi trồng thủy sản toàn diện và thân thiện với môi trường

Để tạo thói quen cần thiết cho người dân, Ban Quản Lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang và chính quyền phường Vĩnh Nguyên không chỉ tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh môi trường mà còn tập huấn cho người dân ở đảo và lao động trên các lồng bè tôm cá phân loại rác trước khi đưa tới điểm tập kết. Ngoài ra, BQL Khu BTB vịnh Nha Trang còn phải thuê 14 lao động thu gom, bốc xếp rác ở đảo và cầu cảng phía đất liền. Bên cạnh, Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang còn vận động ngư dân thu gom rác trôi nổi trên biển, lặn bắt sao biển gai tiêu hủy để bảo vệ rạn san hô. Đặc biệt, với sự phối hợp hỗ trợ tích cực từ các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, ngăn chặn triệt để việc đánh cá bằng chất nổ và các phương tiện xung điện.

- Bên cạnh đó từ năm 2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà giao Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang triển khai thực hiện phương án thu gom, vận chuyển rác trong vịnh. Kinh phí ban đầu cho hoạt động này khoảng 500 triệu, gồm các hạng mục như: xây dựng hầm xử lý rác, thùng đựng rác, tập huấn phân loại rác;

thuê tàu vận chuyển, hợp đồng lao động, mua thiết bị, dụng cụ… phục vụ cho công tác vận chuyển rác vào đất liền.

- Mới đây, Phòng Quản lý đô thị TP. Nha Trang đã trình Uỷ Ban Nhân Dân TP. Nha Trang đã đệ trình phương án cắm dù trên bãi biển và cắm mốc khu vực cho phép hoạt động các trò chơi có động cơ dưới nước. Nguyên nhân là do có nhiều du khách phản ánh các ca-nô kéo dù, mô-tô nước… thường xuyên đi vào bãi tắm, gây nguy hiểm cho người tắm biển. Mặc dù, TP. Nha Trang đã cắm phao phân định ranh giới khu vực dành cho người tắm biển, nhưng những người điều khiển ca-nô, mô-tô nước của các cơ sở kinh doanh trò chơi trên biển vẫn thường xuyên “vượt rào”.

Một phần của tài liệu Nội dung chuyên đềx (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w