Văn hóa, lễ hội, ẩm thực biển Nha Trang, Khánh Hòa 1 Văn hóa, lễ hội tại Nha Trang, Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Nội dung chuyên đềx (Trang 36 - 37)

2.2.2.2.1 Văn hóa, lễ hội tại Nha Trang, Khánh Hòa

Theo GS-TS Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia TP.HCM), văn hóa biển đảo là những hệ thống, giá trị vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo, tích lũy trong quá trình tồn tại lấy biển làm nguồn sống. Và Khánh Hòa được là địa phương nằm trong khu vực có nền văn hóa biển đảo phát triển mạnh nhất nước.

Nhóm tác giả Trần Quý Thịnh (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cũng cho rằng: Sau hơn 30 năm nghiên cứu, với 8 di tích khảo cổ như Văn Tứ Đông, Vĩnh Yên, Cù Hin... cùng các tư liệu tích lũy được, đã cho phép khẳng định văn hóa Xóm Cồn ở tỉnh Khánh Hòa là một nền văn hóa hướng biển. Đa số các di tích thuộc nền văn hóa này đều có vết tích của vỏ nhuyễn thể, nơi cư trú nằm gần mép nước trong vũng, vịnh biển và có các dãy núi liền kề...

Nhiều nhà khoa học khác đã đưa ra các dẫn chứng, chứng tỏ Khánh Hòa có có nhiều dấu ấn đặc trưng về văn hóa biển như: Biển trong ngữ văn dân gian Khánh Hòa, tên địa danh gắn với nghề biển Hòn Rớ, Hòn Hèo, Bến Cá, đầm Thủy Triều, đảo Sinh Tồn, đảo Thuyền Chài... nghề biển có nghề lưới đăng, câu cá biển; trong ẩm thực nổi tiếng có nghề làm nước mắm, các loại mắm cá cơm, cá thu; văn hóa dân gian có Lễ hội Cầu ngư thờ cá voi...

Không chỉ ở vùng bờ, Khánh Hòa còn có quần đảo Trường Sa, một thế mạnh của địa phương trong bảo tồn và phát huy văn hóa biển đảo.

Khi tìm hiểu về bất cứ vùng biển nào của đất nước chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy cái tên gọi lễ hội cầu ngư. Ở Nha Trang Lễ hội cầu ngư được tổ chức hàng năm, đây là nét văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển với những nghi thức truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của người dân địa phương như: Lễ khai sắc, dâng hương để tỏ lòng biết ơn đến các vị anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền hiền có công khai hoang, mở đất, lễ tế lăng ông Nam Hải và cúng Thần hòang bổn xứ cầu chúc quốc thái dân an, ngư dân có được mùa biển bội thu.

Với lễ hội cầu ngư tại Bích Đầm- TP. Nha Trang, những năm gần đây ngư dân trên đảo đã phục dựng lại tiết mục Hò bá trạo nhờ sự hỗ trợ của Dự án hợp phần sinh kế bền vững bên trong các khu bảo tồn biển với hy vọng sẽ mang đến một lễ hội cuả các ngư dân trên biển cùng với vẻ đẹp của Vịnh Nha Trang - Một trong những vịnh đẹp nhất thế giới cho khách du lịch trong và ngoài nước cùng biết đến và thưởng thức nét độc đáo của lễ hội đặc biệt này.

Ngoài ra Nha Trang còn có một lễ hội gắn liền với đặc sản vùng đất Khánh Hòa đó là Lễ hội Yến Sào. Được tổ chức tại đảo Hòn Nội, vào ngày 10 tháng 5 âm lịch hàng năm. Tên gọi đầy đủ của lễ hội này là “ Lễ hội ngành khai thác Yến Sào”. Lễ hội do đông đảo bà con làm nghề lấy tổ yến tổ chức tại đảo Hòn Nội, nơi đặt Miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến, với các nghi lễ trọng thể, trang nghiêm. Nghề khai thác Yến Sào ở Khánh Hòa đã có trên 600 năm, đây là một nghề “hái ra vàng” nhưng đầy nguy hiểm, rủi ro vì luôn phải treo mình trên vách đá chênh vênh để thu tổ yến. Do vậy, lễ hội là dịp người làm nghề cầu cúng, xin được ban ơn, ban phước lành.

Và với Festival biển được tổ chức 2 năm/ lần, với rất nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, mang đậm bản sắc văn hóa biển, thể hiện hình ảnh một vùng vịnh đa dạng sinh học, rực rỡ sắc màu biển cả cho công chúng địa phương và các du khách quốc tế cùng biết đến. Lễ hội bắt đầu từ năm 2003 và đã trải qua 5 lần tổ chức, để lại rất nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một Nha Trang vô cùng hấp dẫn và xứng đáng là điểm tham quan mà du khách nên lựa chọn.

Một phần của tài liệu Nội dung chuyên đềx (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w