Sự phát triển du lịch tại TP.Nha Trang 1 Sơ lược về quá trình phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Nội dung chuyên đềx (Trang 40 - 42)

Chương III: Thực trạng hoạt động phát triển du lịch tại vịnh Nha Trang

3.1. Sự phát triển du lịch tại TP.Nha Trang 1 Sơ lược về quá trình phát triển du lịch

3.1.1 Sơ lược về quá trình phát triển du lịch

Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975), các hoạt động du lịch nhanh chóng được triển khai. Đầu năm 1976, Công ty Du lịch Phú Khánh (Công ty Du lịch Khánh Hòa nay), đơn vị kinh doanh du lịch đầu tiên của tỉnh ra đời. Bên cạnh đó nhiều công ty và đơn vị kinh tế trực thuộc ngành hoặc trung ương tổ chức triển khai hoạt động dịch vụ du lịch kết hợp. Cơ sở vật chất ban đầu chủ yếu được tận dụng lại từ cơ sở du lịch cũ.

Tuy vậy, những năm đầu sau ngày giải phóng, do phải tập trung khắc phục hậu quả 30 năm chiến tranh để lại, du lịch Khánh Hòa chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giao tế, đón tiếp các đoàn khách của Đảng, Chính phủ và phục vụ cán bộ công nhân viên nghỉ dưỡng. Khách quốc tế đến tham quan, hầu hết là khách Liên Xô và Đông Âu nhưng không nhiều. Loại hình du lịch ở Khánh Hòa vẫn đơn điệu, khai thác theo lối mòn, doanh thu không đáng kể. Năm 1986, với đường lối đổi mới của Đảng, du lịch Khánh Hòa bắt đầu chuyển động theo cơ chế mới. Cho đến năm 1989, hoạt động của ngành đã có nhiều chuyển biến so với trước: cơ sở vật chất như nhà nghỉ, khách sạn tăng lên gần 700 phòng với 1.800 giường. Trong năm, đã có 68.977 lượt khách đến Khánh Hòa, trong đó có 5.118 lượt khách quốc tế. Doanh thu toàn tỉnh đạt 17.308 triệu đồng. Những kết quả bước đầu tuy còn rất khiêm tốn nhưng là cơ sở để khẳng định hiệu quả từ hướng đi mới của ngành du lịch.

Từ sau ngày tái lập tỉnh (1989), lĩnh vực du lịch được chú trọng. Năm 1993, tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Sở Du lịch. Tiếp đó, đầu năm 1994, tỉnh có Chỉ thị 06/ CT-UB “về củng cố và phát triển ngành du lịch”. Năm 1995, “Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2000” và “Đề án Quy hoạch tổng thể Du lịch tỉnh Khánh Hòa” được thông qua. Theo đó, tỉnh có 3 vùng du lịch chính: Nha Trang – Diên Khánh (Trung tâm), Vân Phong (phía Bắc), Cam Ranh (phía Nam). Quy hoạch tổng thể tạo sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư, xây dựng giữa các cấp, các ngành, mở đầu

cho những chuyển biến mới mang tính ổn định. Không gian du lịch đã vượt khỏi khu vực truyền thống vốn có là Nha Trang. Tiềm năng du lịch mỗi vùng bắt đầu được phát huy.

Cùng với chủ trương của tỉnh, chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, của nhân dân ngày càng rõ rệt. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tự chủ và năng động hơn. Cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí,... thuộc nhiều thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..., xuất hiện ngày càng nhiều.

Năm 2001, được coi là mốc mở đầu giai đoạn chuyển biến rõ nét về quy mô, tốc độ, chất lượng và hiệu quả của du lịch Khánh Hòa. Đó là năm thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của Đại hội Đảng lần thứ IX: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn...”; năm Khánh Hòa thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, tầm nhìn đến 2020”.

Năm 2003, Vịnh Nha Trang được gia nhập Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, tạo đà để ngành du lịch địa phương xây dựng thương hiệu du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa ngày càng mang tính chuyên nghiệp, tạo sức hút đặc biệt với mọi du khách trong và ngoài nước.

Nhờ tính chuyên nghiệp cao, cộng với công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh môi trường du lịch văn minh, thân thiện, nhất là công tác bảo vệ môi trường luôn được coi trọng, nên Nha Trang đã trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự kiện, nhiều chương trình mang tầm cỡ quốc tế được tổ chức thành công tại đây.

Tiêu biểu như cuộc thi Hoa hậu Trái Đất, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu thế giới người Việt; các hội nghị, hội thảo quốc tế, Festival Biển Nha Trang; kết nối con đường di sản miền Trung, Tháng Tám Nha Trang điểm hẹn, các cuộc thi du thuyền quốc tế, thể thao trên biển... tạo được những tiếng vang lớn trong quá trình xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa.

Sự ra đời của các khu du lịch lớn như Vinpearlland, Diamond Bay, White Sand Dốc Lết, Hòn Tằm... góp phần tôn vinh hình ảnh không thể thiếu trên thị trường du lịch khách nội địa và quốc tế.

Mặt khác, được sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới, khu vực biển quanh đảo Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang đã được chọn làm khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000. Mục tiêu của dự án là bảo tồn hệ sinh thái biển đa dạng và còn nguyên sơ tại khu vực này, đồng thời chú trọng tạo việc làm cho cư dân sống quanh đảo và lợi ích của cộng đồng cũng được quan tâm hơn, khẳng định vai trò to lớn của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp trong xây dựng môi trường biển thân thiện và bền vững.

Một phần của tài liệu Nội dung chuyên đềx (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w