Ảnh hưởng của pH đến khả năng phân giải dầu của2 chủng C15.1 và Đ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 69 - 73)

- Phương pháp tính giá trị trung bình:

N ấm sợi RM rất đa dạng Chúng có thể là dạng ưa mặn tuỳ tiện hoặc ưa mặn cực đoan Vì vậy, Chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên n ồ ng độ

3.2.3. Ảnh hưởng của pH đến khả năng phân giải dầu của2 chủng C15.1 và Đ

C15.1 và Đ41

Yếu tố pH cũng như độ ẩm, oxy và các chất dinh dưỡng khác đều rất cần cho quá trình nuôi cấy VSV. Các yếu tố này ảnh hưởng lớn đến quá trình phân giải dầu của nấm sợi tuyển chọn từ RNM nói riêng và các loại VSV nói chung. Các ion H+ và OH- là hai ion hoạt động lớn nhất trong các loại ion. Những biến đổi dù nhỏ trong nồng độ của chúng cũng có ảnh hưởng đến đời

sống VSV [8]. Vì vậy, việc xác định pH thích hợp cho sự sinh trưởng của các chủng tuyển chọn là hết sức cần thiết.

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi cấy chủng nấm sợi tuyển chọn trong môi trường khoáng có dầu (MT3). Mỗi lô thí nghiệm có pH khác nhau (từ 4.0-9.0). Điều chỉnh pH bằng axit Clohidric 10% và NaOH 10% nuôi cấy tĩnh ở nhiệt độ phòng trong 15 ngày. Xác định lượng dầu bị phân giải bằng phương pháp 2.2.2.2. Kết quả thu được ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của pH đến khả năng phân giải dầu của C15.1 và Đ41

Khả năng phân giải dầu D.O (%) ởđộ pH khác nhau hiệu chủng nấm sợi 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 9 C15.1 1.26 4.53 40.71 62.28 66.74 52.22 43.77 24.15 12.11 8.16 Đ.41 2.1 6.82 44.32 61.04 66.32 50.17 40.12 21.13 10.45 6.34

Qua bảng 3.12 chúng tôi có nhận xét sau:

- Nấm sợi RNM Cần Giờ phân giải dầu tốt nhất ở pH =5.5- 6, thấp hơn pH thích hợp cho vi khuẩn phân giải dầu ở nơi đó (nghiên cứu của tác giả

Nguyễn Ngọc Hạnh- 2004).

- Các chủng nấm sợi RNM tuyển chọn có thể sinh trưởng và phát triển trên môi trường có phổ pH tương đối rộng (4.0-8.0): pHopt=6,0; pHmin =4,0; pHmax=9,0. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng tồn tại và hoạt động được trong môi trường nhiều biến động của RNM.

0 10 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 9 nồng độ pH T l (% ) d u b phâ n gi i Chủng C15.1 Chủng Đ41

Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của độ pH lên sinh trưởng của C15.1 và Đ41

Hình 3.7: Khả năng phân giải dẩu trên môi trường có pH khác nhau của C15.1 và Đ41.

Sự tăng trưởng của VSV bị giới hạn bởi một số yếu tố hoá lý của môi trường như nhiệt độ, năng lượng chiếu xạ, hoá chất…Dựa vào đó con người có thể kiểm soát được sự tăng trưởng của VSV không mong muốn. Nhiệt độ

cao có thể làm biến tính enzym, mất nước và oxi hoá các thành phần của tế

bào. Nhiệt độ thấp có thể ức chế sự tăng trưởng của chúng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tăng trưởng của các chủng nấm sợi phân giải dầutuyển chọn. 3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ Chúng tôi xác định nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của nấm sợi RNM phân giải dầu trong điều kiện in vitro. Nhằm xác định môi trường tối ưu

nuôi cấy nấm sợi, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi cấy các chủng nấm sợi trên MT2 với nhiệt độ: Lô đối chứng ở nhiệt độ phòng, lô thí nghiệm ở các nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC, 35oC, 40oC. Xác định mức độ sinh trưởng bằng cách đo đường kính khuẩn lạc ở các nhiệt độ khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.13. Bảng 3.13: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự sinh trưởng của chủng C15.1 và Đ41

mức độ phát triển của nấm sợi (mm)

Ký hiệu chủng Đ/C 20oC 25oC 30oC 35oC 40oC C15.1 1,4 0,2 0,8 1,5 1,2 0,0 Đ41 4,8 0,8 3,8 4,8 4,2 1,5 0 1 2 3 4 5 6 20 25 30 35 40 Nhiệt độ (độ C) Đườ ng k ín h k h u n l c ( mm ) C15.1 Đ41

Biểu đồ 3.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của C15.1 và Đ41

Kết quả ở bảng 3.13 và biểu đồ 3.6 cho thấy:

- Chủng nấm sợi tuyển chọn (Đ41) có khả năng sinh trưởng trên biên độ nhiệt rộng từ 20- 40oC và sinh trưởng tốt nhất ở 30oC. Đối với chủng nấm (C15.1) thì không sinh trưởng được ở 40oC.

- Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Xuân Đồng (2004): Khả năng hấp thu hay thoát hơi nước của nấm sợi đều liên quan đến nhiệt độ môi trường, khoảng từ 15- 30oC. Nấm sợi có nhiệt độ tăng trưởng tối ưu trong

khoảng 25- 30oC. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, được trình bày ở

bảng 3.12 của chúng tôi cho thấy: Chủng nấm (C15. và Đ41) cũng có đặc tính như vậy, chúng sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ 30oC.

Sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố MT lên khả năng phân giải dầu, chúng tôi thấy nấm sợi RNM Cần Giờ có khả năng sinh trưởng và phân giải dầu tốt ở độ mặn 3%, pH=6, nhiệt độ 30oC và phân giải mạnh nguồn cacbuahydro ở dầu DO. Các kết quả trên cho thấy các chủng nấm sợi (C15.1 và Đ41) có tiềm năng ứng dụng để giải quyết ô nhiễm dầu. Vì vậy, để

làm cơ sở cho việc sử dụng chúng trong thực tiễn. Chúng tôi tiến hành định loại đến loài hai chủng nấm sợi trên.

3.3. Xác định lượng dầu DO bị phân giải ở điều kiện môi trường tối ưu Trong tất cả các thí nghiệm trên có thể thấy trong điều kiện phòng thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 69 - 73)