Phương pháp định danh nấm sợi [6]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 37 - 40)

- Nguyên tắc: Mẫu lấy dựa trên mục đích phân lập loại VSV nào, thì chọn cơ chất, số lượng mẫu cho phù hợp Không lấy ngẫu nhiên mấ t nhi ề u

2.2.1.4.Phương pháp định danh nấm sợi [6]

- Nguyên tắc: Các chủng VSV cần được xác định chủng loại, trước khi tiếp tục nghiên cứu hoặc sử dụng. Việc phân loại định danh cần tiến hành tỉ

mỉ thông qua quá trình quan sát, mô tả hoặc các trắc nghiệm sinh hoá dựa trên một khoá phân loại nào đó.

- Cách tiến hành phương pháp cấy chấm điểm: Chuẩn bị môi trường nuôi cấy thích hợp (YEA; MEA; Czapek)

MT sau khi đổ vào hộp petri, để qua ngày khi bề mặt môi trường tương đối khô ráo rồi mới cấy.

Cấy chấm điểm các chủng nấm tuyển chọn, tuỳ theo tốc độ phát triển của từng loài nấm mà cấy 1 hoặc 3 điểm.

Đánh dấu vào vị trí cần cấy lên mặt đáy của đĩa MT bằng bút lông Khi cấy, úp ngược hộp MT và cấy bào tử vào các điểm đánh dấu trước, tránh sự rơi vãi bào tử trên bề mặt môi trường tại những vị trí không mong muốn.

Sau khi cấy, đĩa được ủ ở nhiệt độ phòng, trong tối và thường xuyên theo dõi 3 đến 7 ngày.

Quan sát đại th:

Ghi nhận các thông tin về khuẩn lạc của nấm (kích thước, hình dạng, màu sắc, sắc tố tiết ra môi trường, giọt tiết,..). mô tả mặt trên và mặt dưới môi trường thạch. Quy trình quan sát đại thểđặc điểm khuẩn lạc định loại:

- Hình dáng

- Kích thước (đường kính, chiều dày). Tốc độ phát triển của khuẩn lạc sau những thời gian nhất định (trên những môi trường xác định và ở những nhiệt độ xác định)

- Dạng mặt (nhung mịn, mượt, len xốp, dạng hạt, lồi lõm, có khía hay không…)

- Màu sắc của khuẩn lạc mặt trên và mặt dưới. Sự thay đổi màu sắc khuẩn lạc.

- Giọt tiết nếu có (ít, nhiều, màu sắc..) - Mùi khuẩn lạc (có, không mùi)

- Sắc tố hoà tan (màu sắc môi trường xung quanh khuẩn lạc) nếu có. Các cấu trúc khác: Bó sợi, bó giá, các cấu trúc mang bào tử trần như đĩa giá hoặc túi giá, đệm nấm, hạch nấm vv ..

Quan sát đặc đim vi hc:

Phương pháp cấy khối thạch: Chuẩn bị môi trường nuôi cấy thích hợp ( MEA, YEA, Czapek) trong các hộp petri.

+ Chuẩn bị các hộp petri, phiến kính, lá kính, bông thấm nước và nước cất vô trùng.

+ Đặt một hoặc hai khối thạch hình vuông có cạnh trên mỗi phiến kính (mỗi phiến kính chỉ cấy một chủng để nghiên cứu).

+ Cấy một ít bào tử lên bề xung quanh khối thạch. Đặt lá kính vô trùng lên trên bề mặt khối thạch.

+ Nuôi cấy trong 3- 4 ngày quan sát dưới kính hiển vi với vật kính x 100.

+ Quan sát trên kính hiển vi và mô tả các đặc điểm hình dạng, kích thước sợi nấm ,bào tử, nhánh, cuống sinh bào tử…

 Màu sắc hệ sợi khí sinh và cơ chất còn non và khi già. Sợi có vách ngăn, không có vách ngăn, các hình thái đặc biệt nếu có.

 Sinh sản vô tính hay hữu tính.

 Đặc điểm của các cơ quan sinh sản vô tính,

 Hình thái, kích thước của các loại bào tử (dạng bào tử trần, bào tử kín…)

+ Đặc điểm cuống sinh bào tử (giá bào tử): Hình dạng và cách sắp xếp cuống sinh bào tử (đơn hoặc thành bó, song không liên kết chặt chẽ, bó có liên kết chặt chẽ, liên kết thành mô giả).

+ Kiểu phân nhánh của cuống sinh bào tử: Không phân nhánh, phân nhánh đơn, phân nhánh nối tiếp hay phân nhánh đối xứng.

+ Màu sắc của cuống sinh bào tử: Không màu hoặc màu sáng, sặc sỡ hay màu tối.

+ Sự khác nhau về cấu tạo và vị trí của cuống sinh bào tử:

 Vị trí:Đâm lên hay trúc xuống, bò ngang, thẳng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Kích thước: Cao, thấp, mỏng hay dầy.

 Hình dạng phần ngọn của cuống (tròn, vuông, lồi…).

 Bề mặt của cuống: Phẳng, lồi, xù xì hay gai.

 Nơi xuất phát: Từ sợi khí sinh hay cơ chất.

+ Đặc điểm của bào tử: Đơn bào hoặc đa bào, có hay không có vách ngăn, có hay không có các sợi phụ, không màu, màu sáng, màu rực rỡ hay tối, toàn bộ đám bào tử màu gì? Được sinh ra trực tiếp từ sợi nấm hay từ sợi nấm do đứt gẫy hoặc được tạo ra trên cuống sinh bào tử. Xếp đơn độc , thành chuỗi hay tụ tập thành cụm. Hình dạng bào tử (hình cầu, ôvan, elíp,..). Bề mặt nhăn hay gai, sần sùi hay có các sợi tơ hoặc đuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 37 - 40)