4 Khảo sát khả năng phân giải cacbuahydro của chủng nấm tuyển chọn từ các nguồn cơ chất khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 58 - 59)

- Phương pháp tính giá trị trung bình:

3.1.2.4 Khảo sát khả năng phân giải cacbuahydro của chủng nấm tuyển chọn từ các nguồn cơ chất khác nhau

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.2.4 Khảo sát khả năng phân giải cacbuahydro của chủng nấm tuyển chọn từ các nguồn cơ chất khác nhau

tuyn chn t các ngun cơ cht khác nhau

Trong thành phần của dầu DO. Ngoài các hydrocacbon no mạch thẳng, còn có hydrocacbon vòng thơm. Đây là hợp chất khó phân hủy. Về mặt sinh thái học, chúng là chất có khả năng gây ức chế các hoạt động sống và trao đổi chất. Do vậy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm sạch môi trường trong tự nhiên của VSV và sinh vật khác.

Chúng tôi tiến hành nuôi cấy chủng nấm sợi tuyển chọn trên môi trường khoáng (MT2) có chứa dầu DO, dầu hoả, phenol, toluen. Sử dụng phương pháp 2.2.2.2 để nhận xét đánh giá. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Khả năng sinh trưởng của các chủng nấm sợi trên môi trường có nguồn hidrocacbon khác nhau

Lượng sinh khối (mg/50mll) STT Kí hiệu chủng Dầu DO Dầu hoả Toluen Phenol 1 C15.1 257.6 38.7 12.1 0 2 Đ41 355.2 40.2 10.3 0 3 L6.3 127.8 6.4 0 0 4 Đ'9b 223.9 8.3 0 0

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy:

- Cơ chất chứa được phân giải mạnh nhất là dầu DO, tiếp đến là dầu hoả. Riêng 2 cơ chất là toluen và phenol có vòng hidrocacbon thơm, nấm sợi sinh trưởng yếu.

- Môi trường có hợp chất toluen chỉ có chủng C15.1 và Đ41 sinh trưởng

được. Đặc biệt nuôi trong môi trường chứa phenol, cả 4 chủng đều không sinh trưởng. Có thể thấy, các chủng nấm sợi phân lập sử dụng tốt hidrocacbon, nhưng khó phân giải hidrocacbon vòng thơm.

Sau khi khảo sát khả năng sinh trưởng của các chủng nấm sợi trên môi trường có các nguồn hidrocacbon khác nhau. Chúng tôi thấy 2 chủng C15.1 và Đ41 có ưu điểm vừa phân giải dầu DO mạnh (67%), vừa có khả năng phân giải toluen.Vì vậy, chúng tôi chọn 2 chủng nấm (C15.1, Đ41) và cơ chất dầu DO làm môi trường để khảo sát các đặc điểm của nấm sợi tiếp theo.

toluen

Hình 3.2: Chủng C15.1, Đ41 trên môi trường có toluen, dầu hoả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 58 - 59)