Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng nấm sợi từ RNM Cần Giờ 1 Kết quả phân lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 49 - 50)

- Phương pháp tính giá trị trung bình:

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng nấm sợi từ RNM Cần Giờ 1 Kết quả phân lập

3.1.1. Kết quả phân lập

Để bước đầu tìm hiểu thành phầnvà đặc điểm quần xã nấm sợi, chúng tôi tiến hành phân lập nấm sợi từ các mẫu đất mặt, đất sâu, lá tươi, lá mục, thân, cành khô tại RNM huyện Cần Giờ. Sau 3 lần thu mẫu đã sử dụng môi trường MT1 cùng với 2 tác giả Khươu Phương Yến Anh và Phan Thanh Phương (2007) phân lập được 312 chủng. Những chủng nấm sợi phân lập từ đất có kí hiệu là Đ (đất bề mặt kí hiệu là Đ và lớp đất sâu 10cm kí hiệu là ĐB); những chủng phân lập từ mẫu lá kí hiệu là L và những chủng nấm phân lập được từ

mẫu thân kí hiệu là T và C . Trong 312 chủng nấm sợi phân lập được gồm có: - Đất 114 chủng . Trong đó, 93 chủng từ lớp đất mặt và 21 chủng từ

lớp đất sâu 10cm. Chứng tỏ, đa số nấm sợi là các VSV sống hiếu khí, nên lớp đất mặt thích hợp cho chúng hơn. Riêng ở môi trường có dầu làm chất cảm ứng. Sau 2 lần lấy mẫu phân lập được 21 (chiếm 18,42% số chủng nấm ởđất) chủng nấm kí hiệu Đ’.

- Lá 96 chủng gồm: mẫu lá cây tươi 34 chủng, lá mục 62 chủng của cây dừa nước, Bần, Đước Đôi, Mắm, Ráng…

- Thân 102 chủng gồm mẫu thân tươi 35, thân mục khô 67.

Số lượng nấm trên lá, thân cây mục đang phân giải (chiếm 64,56% số nấm ở lá và 61,76% số nấm ở thân) nhiều hơn với lá, thân cây tươi. Có thể

thấy, khả năng phân giải cơ chất này của các loài nấm trong RNM.

Từ kết quả trên cho thấy, nấm sợi có mặt trong mọi cơ chất của RNM với số lượng không nhỏ. Số lượng nấm sợi có trong các mẫu phân tích dao động phụ thuộc vào tính chất của mẫu thu. Điều này cho thấy sự phong phú của khu hệ VSV trong RNM. Chúng tập trung nhiều nhất ở trong đất, đặc biệt là

lớp đất mặt (93 chủng). Đặc điểm này của nấm sợi, chứng tỏ chúng có khả

năng phân giải các chất hữu cơ từ xác động-thực vật RNM cung cấp dinh dưỡng cho hệ sinh thái này. Sự hiện diện của chúng góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao hiệu suất sinh thái.

Từ các chủng phân lập được, chúng tôi tiến hành sơ bộ tuyển chọn những chủng nấm sợi có khả năng phân giải dầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)