2.1. Vật liệu
2.1.1. Khu vực lấy mẫu
Ghi chú: Vị trí lấy mẫu
Hình 2.1: Bản đồ vị trí lấy mẫu huyện Cần Giờ
Các mẫu đất, lá, thân cây ở các vùng của RNM Cần Giờ như:
- Đất ở bề mặt từ 0-5cm và lớp đất bề sâu khoảng 10-15cm ở xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp; Bình Khánh; đảo khỉ; ruộng muối cách đảo khỉ
3km; rừng Đước thuộc rừng trồng lâu năm.
- Thân: Thân mục, thân tươi ; quả chủ yếu ở các cây như : Dừa nước, Sú, Đước, Bần, Mắm..
- Lá gồm lá mục, lá vàng, lá tươi.
Đa số đất ở RNM Cần Giờ là đất sét pha cát, rừng thứ sinh cây trồng từ 5-20 năm, độ ẩm cao. Mẫu được lấy làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau một tháng vào tháng 6, 7, 8 năm 2006. Đợt 1 tháng 6 ít mưa, đợt 2 tháng 7 mưa vừa và đợt cuối tháng 8 mưa nhiều.
- Các VSV kiểm định: Bacillus subtilis ATCC 6633 từ PTN vi sinh
Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. HCM và Escherichia coli ATCC 15224 từ
phòng xét nghiệm vi sinh Bệnh viện Bình Dân.
2.1.2. Hoá chất
- Các loại đường chuẩn như: glucozơ, saccarozơ, lactozơ, mantozơ, galactozơ (Trung Quốc).
- Các loại muối: KNO3, (NH4)2SO4, NaNO3, NaCl, KCl, KH2PO4, MgSO4.7H2O, FeSO4, (NH4)2C2O4, Na2HPO4 (Trung Quốc).
- Các hợp chất khác: Yeast extract (Mỹ), CMC (Nhật), mealt extract (Đức), pepton, n-hexan (Luân Đôn), kitin, casein, tween-80, toluen (Trung Quốc), dầu Diesel, dầu hoả (Petrolimex- Việt Nam), Cloramphenicol, Agar (Việt Nam).
2.1.3. Máy móc thiết bị
- Máy dập mẫu (Anh).
- Nồi hấp vô trùng Hyrayama (Nhật). - Tủ sấy Memmer (Đức).
- Tủ cấy (Việt Nam).
- Tủ giữ mẫu Sanyo (Nhật Bản) - Tủ ấm Memmert (Đức)
- Máy lắc Gerhardt (Đức)
- Máy đo pH pometer KL-009 (II) (Trung Quốc)
- Kính hiển vi quang học, máy ảnh kĩ thuật số Olympus 5.1 (Nhật) - Cân điện tử 2 số Sartorius (Đức).
- Cân phân tích điện tử (4 số) Sartorius (Đức). - Tủ lạnh National (Nhật)
2.1.4. Các môi trường phân lập, nuôi cấy, giữ giống nấm sợi- MT1: Môi trường D : Dùng để phân lập nấm sợi - MT1: Môi trường D : Dùng để phân lập nấm sợi
Glucose 10g Agar 20g Nước biển 1000ml