Ảnh hưởng của nồng độ muố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 26 - 27)

Môi trường ô nhiễm dầu nặng chủ yếu là vùng nước lợ ven biển. Nồng

độ muối khác nhau ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của VSV. vì vậy, tác

động đến quá trình phân giải dầu của chúng. Tùy vào từng khu vực, thời điểm mà có sự thay đổi về nồng độ muối khác nhau. Đối với vùng ven biển và vùng RNM thì nồng độ muối dao động từ 0.1-5% [15], [16]. Vào mùa mưa thì độ

mặn ở RNM Cần Giờ tăng lên do hiện tượng xả lũ của các hồ chứa nước. Theo nghiên cứu của Ward và Brock (1990) khi độ mặn tăng từ 3.3-28.4% quá trình phân giải cacbuahydro giảm đi [31].

1.3.4.4. Các cht dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến hoạt tính phân giải dầu của VSV. Trong môi trường tự nhiên, thành phần này không ổn định. Nấm sợi thường có khả năng sử dụng cả các nguồn nitơ hữu cơ lẫn nguồn nitơ vô cơ. Nhiều loài nấm sợi có khả năng đồng hoá cả muối amôn lẫn nitrat. Đôi khi ta thấy có những loài nấm sợi không phát triển trên môi trường chứa nguồn nitơ là muối amôn nhưng nguyên nhân không phải là do gốc NH4+ mà ở độ chua sinh lí do các muối amôn tạo ra. Trong quá trình phân giải dầu tỉ lệ C/N; C/P là một yếu tố quan trọng quyết định hoạt tính phân giải dầu của VSV. Khi có dầu tràn, lượng cacbuahydro lớn làm tăng tỉ lệ

C/N; C/P dẫn đến hạn chế khả năng phân giải dầu. Vì vậy, điều chỉnh tỉ lệ

C/N/P nhằm kích thích khả năng phân giải dầu của VSV là hết sức cần thiết.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm dầu do sự cố đắm tàu Exxon Valdez ở Alaska (1989) người ta đã bổ sung 50.000 kg N và 5.000 kg P để tăng sự phân giải dầu của VSV ởđây [36], [43].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phân giải Cacbuahydro cùa một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ (Trang 26 - 27)