II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THỜI GIAN TỚ
63 Tham khảo thêm thông tin tại phụ lục.
2.2.5 Xin ý kiến, tiếp thu và giải trình tiếp thu ý kiến chuyên gia về giới, các cá nhân, tổ chức có liên quan hoặc chịu sự tác động trực tiếp của văn bản
các cá nhân, tổ chức có liên quan hoặc chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật và ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về dự thảo
a. Xin ý kiến đóng góp dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Tương tự như giai đoạn bảo đảm bình đẳng giới trong thành phần Ban soạn thảo, đây là giai đoạn cần xác định cụ thể đối tượng lấy ý kiến. Để phù hợp với thực tế các nhóm quy định trong dự thảo luật, Ban soạn thảo và cơ quan chủ trì soạn thảo luật đã quyết định xin ý kiến đóng góp vào việc hoàn thiện các dự thảo theo các hình thức sau:
- Xin ý kiến đóng góp bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, địa phương. Hình thức này không phân biệt được ý kiến của nam hay nữ nhiều hơn, chỉ phản ánh được ý kiến của cơ quan, tổ chức, địa phương đã góp ý.
- Tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến của các chuyên gia luật, chuyên gia giới. Hình thức này tuy không ấn định việc lấy ý kiến tập trung cho một giới tính, nhưng thực tế và kết quả cuối có thể chỉ nghiêng về một phía do có nhiều đại biểu đều cùng một giới tính tham gia lại ít nhạy cảm về giới.
- Tổ chức xin ý kiến riêng phụ nữ thuộc các thành phần cán bộ, công chức, người lao động và đối tượng phụ nữ khác về những vấn đề liên quan đến họ đã được thiết kế trong dự thảo luật.
- Tổ chức xin ý kiến riêng nam giới không phân biệt thành phần về những vấn đề liên quan đến cả phụ nữ và nam giới, nhất là những quy định riêng cho phụ nữ đã được thiết kế trong dự thảo luật để xem xét thái độ, sự phản ứng của nam giới như thế nào đối với các dự thảo quy định của luật.
b. Tiếp thu và giải trình tiếp thu ý kiến
Thể hiện trong báo cáo và tờ trình tương tự như những vấn đề khác theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một công việc quan trọng để bảo đảm quy định pháp luật đem lại (1) cơ hội như nhau cho nam, nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện vai trò trụ cột trong gia đình có tính đến những đặc thù giới tính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến việc thực hiện cơ hội của nam, nữ và (2) việc được thụ hưởng như nhau thành quả hoặc được bảo đảm giảm thiểu các tác động trái chiều bất lợi đến cá nhân và gia đình của họ.
Để lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu quả, ngoài những khía cạnh đã phân tích trên đòi hỏi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp soạn thảo văn bản phải:
- Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về pháp luật, lĩnh vực chuyên môn và khoa học về con người, khoa học về giới.
- Có chính kiến và biết bảo vệ chính kiến, không sợ mọi áp lực.