Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 26/5/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động: quy định xử

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và kết quả thực hiện luật bình đẳng giới (Trang 28)

IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2007 ĐẾN

4.7.Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 26/5/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động: quy định xử

định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động: quy định xử phạt từ 300 ngàn đến 03 triệu đồng đối với hành vi không có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ; không tham khảo ý kiến của đại diện lao động cho nữ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong doanh nghiệp; sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 07 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa hoặc không chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc; không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh hoặc nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi; có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ; sử dụng lao động nữ, lao động là người cao tuổi, người tàn tật vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại không theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; sử dụng người lao động nữ tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con hoặc làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước. Xử phạt từ 05 đến 10 triệu đồng đối với hành vi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; có thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và kết quả thực hiện luật bình đẳng giới (Trang 28)