I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI 1 Thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giớ
41 Số liệu thống kê 2010, nguồn Tổng cục Thống kê.
nam nhưng những vị trí được trả lương cao lại tập trung vào nam, do đó khoảng cách thu nhập bình quân lớn nhất lại tập trung ở những nơi lao động nữ tập trung đông nhất. Ví dụ, trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, thu nhập của lao động nữ bằng 74,4% của nam, trong ngành nông nghiệp bằng 77,1% so với nam…
Chênh lệch thu nhập bình quân tháng ở trình độ lao động chưa được đào tạo, nữ bằng 81% nam. Ở trình độ trung học chuyên nghiệp là 89,7% và cao đẳng là 90%.
Về bảo hiểm xã hội44, đóng góp bảo hiểm bình quân một lao động trong doanh nghiệp là 272.300 đồng (nam 274.500 đồng, nữ 269.400 đồng). Chênh lệch đóng góp bảo hiểm giữa nam và nữ lớn nhất là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bình quân của nam 500.400 đồng, nữ 344.400 đồng .
Về lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp45, có 20,8% nữ đứng đầu doanh nghiệp (tính trung bình cứ 4 nam mới có 1 nữ). Nữ đứng đầu doanh nghiệp năm 2009 tập trung chủ yếu ở ngành khách sạn nhà hàng (45,4%), giáo dục và đào tạo (29,8%), y tế (28,3%), hoạt động văn hóa thể thao (28,2%). Nếu xét theo khu vực, có 22,2% ở doanh nghiệp ngoài nhà nước, 7,6% ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 5,3% ở doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, phát triển thương hiệu, giải quyết nhiều việc làm và bảo đảm đời sống, thu nhập cho cán bộ, nhân viên; đồng thời tham gia tích cực vào việc thực hiện trách nhiệm xã hội như xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, từ thiện, nhân đạo.
Về doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ46, có 5,8% doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, trong đó chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp có biết những chính sách ưu đãi của Nhà nước47 và chỉ có khoảng một nửa số doanh nghiệp được hưởng theo các chính sách mà họ biết: 21,2% doanh nghiệp thụ hưởng chính sách vay vốn, 5,1% được hỗ trợ từ quỹ quốc gia, 11,2% được sử dụng vốn để cải thiện điều kiện làm việc và 29,2% được xét giảm thuế.
3.3.2 Nỗ lực của cơ quan, tổ chức
Năm 2011, tạo việc làm trong nước cho 1.450.000 người (48% nữ, 52% nam) và xuất khẩu lao động cho 88.298 người (30% nữ, 70% nam), có nhiều lao động ở các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số được hỗ trợ đi làm việc ở ngoài nước theo 44 Số liệu thống kê 2008, nguồn Tổng cục Thống kê