Lồng ghép vấn đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và kết quả thực hiện luật bình đẳng giới (Trang 49 - 52)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI 1 Thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giớ

1.2.Lồng ghép vấn đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

16 Báo cáo số 867/BC-UBXH13 ngày 8/5/2012 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới năm 2011.

1.2.Lồng ghép vấn đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1.2.1 Những nỗ lực thực tế

Trên cơ sở các quy định của Điều 20, 21, 22, 26 và Chương III Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác rà soát, phân tích, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật so sánh, đối chiếu với mục tiêu, nguyên tắc bình đẳng giới đã được các Bộ, ngành, tổ chức và địa phương quan tâm bằng nhiều hình thức. Theo đó, đã có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung được quan tâm bảo đảm bình đẳng giớivới số lượng tăng dần hàng năm17, điển hình là:

Năm Bộ luật, Luật, Pháp lệnh

Nghị định Thông tư Quyết định Kế hoạch, Tờ trình 2007 01 01 - - - 2008 02 10 - 01 - 2009 02 08 01 03 - 2010 05 09 - 06 2011 02 10 08 09 02 2012 06 06 - - -

Để hỗ trợ việc lồng ghép vấn đề giới có hiệu quả, trong khuôn khổ dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”, Bộ Tư pháp đang xây dựng Bộ công cụ lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động, bảo đảm việc lồng ghép giới. Bộ công cụ có hai phần chính là quy trình lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chí đánh giá việc lồng

ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự kiến sẽ được thực hiện với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Thông tư hướng dẫn lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch nhằm định hướng cho các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng các nội dung chủ yếu của Kế hoạch 05 năm, hàng năm, trong đó có nội dung về bình đẳng giới.

Liên quan đến việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo quy định tại Khoản 5 Điều 30 Luật Bình đẳng giới là một kênh quan trọng hỗ trợ các Ban soạn thảo trong việc tìm ra vấn đề giới và cách xử lý các vấn đề giới bằng quy định pháp luật. Từ tháng 7/2007 đến nay Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phân tích giới trong một số dự thảo dưới dạng tham luận hội nghị18 chuyên đề theo đề nghị của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội hoặc Ban soạn thảo.

Với quyết tâm cao thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 - 2020 đã xác định (1) đến năm 2015 có 80% và đến năm 2020 có 100% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. (2) đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới. Đây là những chỉ tiêu khá cao so với những nỗ lực thực tế trong những năm qua đòi hỏi phải tập trung chỉ đạo và nâng cao năng lực thực hiện mới có thể đạt được.

1.2.2 Một số bất cập, hạn chế và thách thức

Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn lúng túng, chưa được các ban soạn thảo, cơ quan thẩm định quan tâm thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật. Trong quá trình soạn thảo, xây dựng các văn bản pháp luật, vẫn còn nhận thức đơn giản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, cho rằng đây là những vấn đề liên quan đến chính sách đối với phụ nữ, nếu dự án có đề cập đến chính sách, quy định về phụ nữ thì được hiểu là đã thực hiện lồng ghép bình đẳng giới.

18 Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Luật Người khuyết tật; Một số kiến nghị xây dựng pháp luật lao động nhìn từ góc độ giới và đặc thù giới tính nữ; vấn đề giới trong dự án Luật Nuôi con nuôi; vấn đề giới lao động nhìn từ góc độ giới và đặc thù giới tính nữ; vấn đề giới trong dự án Luật Nuôi con nuôi; vấn đề giới trong Luật Hôn nhân và gia đình; Luật an toàn thực phẩm với việc bảo vệ bà mẹ, trẻ em...

Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật rất ít19 quan tâm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới theo đúng quy trình đã được quy định tại Điều 2120 và các quy định hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2009 gồm xác định vấn đề giới và quy định biện pháp giải quyết; thể hiện trong Tờ trình dự án luật nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; giải trình tiếp thu ý kiến tham gia về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia trong quá trình soạn thảo dự án Luật.

Những hạn chế chủ yếu trong thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới gồm: thiếu tích cực, chủ động trong thực hiện quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; chưa thực hiện đầy đủ các nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới theo quy định; chưa dự báo tác động của các quy định đối với nữ và nam; chưa xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết vấn đề giới; chưa có phụ lục thông tin, số liệu về giới liên quan đến dự thảo văn bản dự án; chưa gửi Hồ sơ dự án lụât đến Uỷ ban về các vấn đề xã hội để tham gia thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.

Cơ quan thẩm định việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định; chưa đánh giá tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án, dự thảo; chưa đánh giá việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo…

Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới thực hiện đánh giá về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa được nhiều, nội dung đánh giá còn mức độ.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chưa thực hiện phản biện đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đúng nghĩa vì (i) chưa có đề nghị chính thức nào từ phía cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về việc Hội phản biện dự thảo, (ii) chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về quy trình phản biện, vai trò và trách nhiệm của các bên trong phản biện dự thảo chính sách, pháp luật, (iii) việc đổi mới cách lấy ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên mạng không phù hợp với yêu cầu thực hiện, tiếp thu và giải trình ý kiến phản biện đã được pháp luật về bình đẳng giới quy định và thực tế thời gian cần thiết cho việc phản biện có chất lượng; (iv) việc bảo đảm có sự tham gia của đại diện Hội trong Ban soạn thảo chưa được quan tâm đúng mức, nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhiều đến phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới nhưng Hội không được đề nghị cử đại diện tham gia. Một số 19 “Bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới trong hoạt động lập pháp”, Ths Nguyễn Hồng Ngọc, Vụ các vấn đề xã hội,

Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập có đại diện Hội nhưng sự tham gia thực sự không nhiều do không được triệu tập hoặc bản thân không bố trí tham dự được vì trùng công việc. (v) một số dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi đến Hội xin ý kiến tham gia vẫn tiếp tục theo quy trình 07 ngày kể cả ngày làm việc và ngày nghỉ. Bên cạnh đó cũng có bất cập chủ quan là trình độ cán bộ Hội không đồng đều; khả năng tiếp cận rộng trên các lĩnh vực pháp luật có liên quan đến bình đẳng giới và mục tiêu bình đẳng giới còn hạn chế; khả năng tham gia, đề xuất và phản biện các quy định pháp luật mang tính chiến lược, đón đầu việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong các lĩnh vực còn có mức độ; khả năng phát hiện các hiện tượng, việc làm không đúng quy định của pháp luật về bình đẳng giới đối với phụ nữ chưa cao...

Những thách thức lớn đặt ra đối với việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là:

Thứ nhất, quan niệm, nhận thức của một số chủ thể có trách nhiệm trong quá trình lập pháp về bình đẳng giới nói chung và việc lồng ghép giới chưa đầy đủ, chưa toàn diện; lúng túng trong việc nhận biết, xác định vấn đề giới và kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; thiếu hụt chuyên gia về giới; thiếu thông tin, dữ liệu tách biệt theo giới tính..

Thứ hai, chưa có quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được cụ thể hoá trong quy trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ ba, còn quy định không thống nhất giữa Luật Bình đẳng giới và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phạm vi thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (Luật Bình đẳng giới không giới hạn nhưng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thẩm tra việc lồng ghép giới của các Hội đồng và Ủy ban của Quốc hội đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến bình đẳng giới).

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và kết quả thực hiện luật bình đẳng giới (Trang 49 - 52)