II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG THỜI GIAN TỚ
60 Vì có sự khác biệt về giới tính làm cho phụ nữ và nam giới không thể như nhau, bằng nhau hoặc giống nhau một cách hoàn toàn.
2.2.2. Giai đoạn chuẩn bị soạn thảo
a. Bảo đảm bình đẳng giới trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập
Việc bảo đảm này bao gồm 2 khía cạnh:
- Bảo đảm sự tham gia của các cơ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.
- Lựa chọn cơ quan, tổ chức tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập có mối liên hệ mật thiết với việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới đặt ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước mà văn bản quy phạm pháp luật dự kiến điều chỉnh.
- Bảo đảm số lượng có chú ý đến giới tính trong mối tương quan với tính phù hợp về chất lượng người đại diện tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập.
Sự cân bằng hay mất cân bằng về số lượng thành viên nam, nữ trong Ban soạn thảo có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau:
+ Cơ quan, tổ chức có phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo từ trưởng, phó phòng trở lên nhưng không được cử tham gia vì định kiến giới hoặc không tương thích về chuyên môn.
+ Cơ quan, tổ chức không có phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo từ trưởng, phó phòng, vụ trưởng, vụ phó đến thứ trưởng để cử tham gia nên người tham gia là nam giới.
Trong trường hợp thứ hai cần có biện pháp xem xét bảo đảm bình đẳng giới theo hướng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức các hội thảo tập huấn về giới và bình đẳng giới cho Ban soạn thảo và Tổ biên tập để bảo đảm tất cả các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập cùng có chung cách nhìn nhận về những vấn đề liên quan đến giới và bình đẳng giới trong quá trình soạn thảo văn bản.
b. Phân tích các khía cạnh về giới và mục tiêu bình đẳng giới trong rà soát, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực dự kiến điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật.
* Bảo đảm bình đẳng giới trong việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới
Để biết được hệ thống pháp luật hiện hành đã quy định cho phụ nữ và nam giới về các vấn đề liên quan đến ở mức độ như thế nào và thực tế thực hiện các quy định ra sao, Thường trực Tổ biên tập cần tham mưu cho Ban soạn thảo đề cương và yêu cầu rà soát bảo đảm thu thập được những thông tin liên quan đến phụ nữ và nam giới:
- Chỉ rõ các loại văn bản quy phạm pháp luật được rà soát.
- Phân tích rõ cách thức thể hiện các quy định về bình đẳng giới theo mô hình bình đẳng giới “chính quy”, “bảo hộ” hay “thực chất”62.
- Nhận xét tổng quan về các quy định bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật, phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn khi thực hiện các quy định của văn bản quy phạm pháp luật đối với phụ nữ và nam giới.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các vấn đề về bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật của từng lĩnh vực, đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho việc hoàn thiện các quy định theo hướng bảo đảm bình đẳng giới.
Để tiến hành công việc này, các câu hỏi cơ bản đã được đặt ra gồm:
+ Nam, nữ đang tham gia và được hưởng lợi trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật đó tác động như thế nào?
+ Mức độ và phạm vi các quy định khác biệt giữa nam và nữ trong việc tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật tác động như thế nào?
+ Những quy định khác biệt nam, nữ mang hay không mang tính phân biệt đối xử?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự quy định khác biệt giữa nam và nữ?
+ Hậu quả của những quy định khác biệt nam, nữ trong thực tế như thế nào đến bản thân nam, nữ và những người có liên quan đến họ?
+ Thực tế có những vấn đề gì đặt ra đối với riêng nam, riêng nữ và cả nam, nữ cần phải quan tâm?
+ Làm thế nào để không có các quy định mang tính phân biệt đối xử?
* Bảo đảm bình đẳng giới trong đánh giá thực trạng bình đẳng giới 63
- Việc đánh giá thực trạng bình đẳng giới được thực hiện trên cơ sở một bộ công cụ gồm 5 loại: thu thập thông tin chung các cấp, gợi ý thảo luận nhóm, gợi ý hội thảo, gợi ý phỏng vấn sâu và phiếu thu thập thông tin cá nhân. Các công cụ đều phải được thiết kế bảo đảm thu thập được các thông tin tách biệt theo giới tính đối với từng vấn đề có liên quan.
- Báo cáo đánh giá thực trạng bình đẳng giới được yêu cầu phân tích rõ kết cấu theo từng phần gồm: