Gồm 4 chính sách: (1) Được vay vốn với lãi suất thấp trong điều kiện khó khăn; (2) Được hỗ trợ từ quỹ quốc gia về việc làm; (3) Được sử dụng một phần vốn đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ và (4)

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và kết quả thực hiện luật bình đẳng giới (Trang 62 - 65)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI 1 Thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giớ

47 Gồm 4 chính sách: (1) Được vay vốn với lãi suất thấp trong điều kiện khó khăn; (2) Được hỗ trợ từ quỹ quốc gia về việc làm; (3) Được sử dụng một phần vốn đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ và (4)

gia về việc làm; (3) Được sử dụng một phần vốn đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ và (4) Được xét giảm thuế lợi tức (Nghị định 23 của Chính phủ).

hợp đồng48. Có 1.860.000 người được dạy nghề ((43% nữ, 57% nam), trong đó có 420.000 người được đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp (37% nữ, 63% nam); 1.440.000 người được đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng. 798.240 lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp (46%) và nghề phi nông nghiệp (54%) theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với tỉ lệ nam nữ tương đương nhau. Đồng thời, cả nước đã triển khai dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho hơn 100.000 lao động nông thôn với gần 200 nghề thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, đánh bắt xa bờ với các mô hình quản lý khác nhau49.

Thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 trên phạm vi toàn quốc, hệ thống cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được quy hoạch trong tổng thể chung của cả nước và được củng cố, phát triển. Dạy nghề cho lao động nữ nông thôn được tập trung triển khai, không chỉ tại các cơ sở dạy nghề của Hội mà còn dưới hình thức phối hợp, liên kết, mở lớp lưu động. Hoạt động dạy nghề được tổ chức linh hoạt, gắn kết chặt chẽ hơn với hỗ trợ tạo việc làm thông qua hỗ trợ vốn và mở rộng hợp tác với các đối tác để tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ. Đến cuối năm 2011, các cấp Hội Phụ nữ đã tổ chức và phối hợp, liên kết để dạy nghề cho hơn 1,1 triệu lượt lao động nữ, trong đó có hơn 200 ngàn lao động nữ được đào tại nghề từ các cơ sở dạy nghề của Hội; giới thiệu việc làm cho trên 700 ngàn lao động nữ50.

Quỹ Quốc gia về việc làm đã tích luỹ được trên 3.800 tỷ đồng (năm 2011 được bổ sung 280 tỷ đồng) và được phân bổ cho 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội như Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh.... Ngoài ra, có 45 tỉnh, thành phố đã thành lập Quỹ việc làm địa phương với số vốn trên 945 tỷ đồng, thời gian cho vay bình quân một dự án là 35 tháng, 90% các dự án vay vốn tập trung cho vay ở khu vực phi kết cấu, góp phần tạo việc làm cho 200-250 nghìn lao động mỗi năm (chiếm khoảng 20% tổng số việc làm được tạo ra hàng năm), nguồn vốn được sử dụng hiệu quả (tỷ lệ nợ quá hạn là 4,1%)...

Đến cuối năm 2011, tổng dư nợ các nguồn vốn do các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quản lý đạt trên 47 ngàn tỉ đồng. Riêng nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội đạt dư nợ trên 41 ngàn tỉ đồng, tỷ lệ hoàn trả luôn ở mức 99%. Hầu hết phụ nữ nghèo được Hội giúp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Hàng năm, phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 2,4 triệu lượt 48 Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

phụ nữ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của phụ nữ.

3.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Với 03 nguyên tắc, 01 chính sách dành riêng cho phụ nữ, 02 biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại Điều 14 Luật Bình đẳng giới và 01 mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 - 2020, trong 05 năm qua bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thể hiện như sau:

Theo báo cáo của Chính phủ năm 2011, tỷ lệ phụ nữ biết đọc, biết viết đạt 92%; tình trạng trẻ em gái bỏ học sớm đã giảm. Tỷ lệ trẻ em gái vùng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, học tiểu học và trung học cơ sở đạt khoảng 80%; tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt trên 80%.

Tỷ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50% trong các trường đại học và cao đẳng; nữ thủ khoa chiếm 61,6% các kỳ tuyển sinh và tốt nghiệp đại học. Đội ngũ nữ trí thức tiếp tục tăng cả về số lượng, chất lượng và được trẻ hóa, chiếm gần 30,53% số người có trình độ thạc sỹ và 17,1% số người có trình độ tiến sỹ; tỷ lệ nữ giáo sư là 5,1% và tỷ lệ nữ phó giáo sư là 11,7%.

Các nhà khoa học nữ tham gia làm chủ nhiệm đề tài, tham gia Hội đồng tư vấn xét duyệt, đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước chỉ chiếm khoảng 12%.

Theo Khảo sát mức sống dân cư, chi cho giáo dục bình quân một người đi học năm 2010 là 3,104 triệu đồng, trong đó, mức chi bình quân ở thành thị cho nữ là 5,285 triệu đồng, nam là 5,489 triệu đồng; ở nông thôn nam 2,159 và nữ 2,070 triệu đồng.

Tỷ lệ nữ giáo viên trung học chuyên nghiệp năm 2010 là 41,4%, giáo viên cao đẳng, đại học là 47,4%.

3.5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

Với 02 nguyên tắc, 01 chính sách dành riêng cho phụ nữ tại Điều 17 Luật Bình đẳng giới và 01 mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 - 2020, trong 5 năm qua bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế được thể hiện như sau:

Theo số liệu năm 2010, tuổi thọ trung bình của nữ là 75,7, nam là 70,3. Tuổi thọ trung b́nh của nữ, nam ở thành thị cao hơn ở nông thôn, tương ứng là

78,2 và 73,3 so với 74,8 và 69,4. Khác biệt 5,4 tuổi giữa nam và nữ ở nước ta là mức trung bình so với các nước có cùng trình độ phát triển51.

Tỷ số giới tính khi sinh là 111,2 bé trai trên 100 bé gái52. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 01 tuổi là 15,8%o, trong đó tỷ suất chết của bé gái là 13,6%o, bé trai là 17,9%o; tỷ suất chết của bé trai ở nông thôn là 20,5%o, bé gái là 15,8%o, ở thành thị là 10,5%o và 7,8%o.

Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng còn khá cao, nhưng sự khác biệt giữa trẻ em trai và gái không quá lớn. Cả nước53 có 13,9% bé trai, 13,3% bé gái suy dinh dưỡng độ II, III về cân nặng theo tuổi (nhẹ cân); 30,4% bé trai, 26,9% bé gái suy dinh dưỡng độ II, III về chiều cao theo tuổi (thấp còi); 5,5% bé trai, 5,1% bé gái suy dinh dưỡng độ II, III về cân nặng theo chiều cao (gầy còm). Số trẻ suy dinh dưỡng ở bà mẹ có trình độ trung học chuyên nghiệp và cao đẳng trở lên là 5,8%, ở bà mẹ không có bằng cấp là 27,9%.

Tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai từ ba lần trở lên là 80,3%54. Có hơn 92,4% phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế.

Tỷ lệ nạo hút thai 2010 là 28%/100 ca đẻ sống (03 cả đẻ thì có 1 ca nạo, hút thai), trong đó 20% thuộc về lứa tuổi vị thành niên55.

Mức chi bình quân năm 2010 để khám chữa bện là 1,359 triệu đồng/người (nam 1,371 triệu đồng, nữ 1,349 triệu đồng). Mức chi cho khám chữa bệnh ở nông thôn bằng 80% so với ở thành thị (nam 1,280 đồng, nữ 1,230 triệu đồng).

Theo số liệu 2011, tỷ lệ tử vong bà mẹ giảm xuống còn 67/100.000 trẻ sơ sinh sống; tỷ lệ xã có nữ hộ sinh/ y sỹ sản nhi đạt trên 95%. Tỷ số giới tính khi sinh 111,7 bé trai/100 bé gái.

3.6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao

Với 02 nguyên tắc tại Điều 16 Luật Bình đẳng giới và 01 mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 - 2020, trong 5 năm qua bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin được thể hiện như sau:

Về thông tin, chủ trương xã hội hoá văn hoá đã tạo thêm nhiều cơ hội cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho phụ nữ và hướng tới mục tiêu bình đẳng giới. Các loại hình hoạt động văn hoá phát triển ngày một phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc trên phạm vi toàn quốc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và kết quả thực hiện luật bình đẳng giới (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w