I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI 1 Thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giớ
13 Nguồn: báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới năm 2011.
Để truyển tải các kiến thức, nhận thức về giới, bình đẳng giới và pháp luật trực tiếp cho các nhóm đối tượng, các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cho tất cả các cấp. Một số trường đã đưa nội dung bình đẳng giới vào giảng dạy, biên soạn thành tài liệu, giáo trình riêng hoặc lồng ghép vào các giáo trình chuyên ngành (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các trường của ngành Công an, Học viện Phụ nữ…)
1.1.2 Một số kết quả cụ thể
Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức các ngành ít nhất được 01 lần nghe về những nội dung cơ bản của Luật Bình đẳng giới gắn với việc hiểu 9 thuật ngữ cơ bản15 liên quan đến giới và bình đẳng giới.
Riêng đối với phụ nữ, đã có trên 11 triệu lượt được trang bị kiến thức giới; trên 27 triệu lượt được cung cấp các quy định pháp luật về bình đẳng giới; trên 26 triệu lượt được cung cấp quy định về phòng, chống bạo lực gia đình.
Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, nhân dân thấy rõ thực trạng bình đẳng giới, có những suy nghĩ và hành động tích cực cải thiện nhận thức đúng về bình đẳng giới đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng.
Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội; góp phần thay đổi các nhìn nhận, đánh giá về phụ nữ và bản thân phụ nữ tự nhìn nhận đáng giá mình theo hướng tiến bộ. Đồng thời, vấn đề bình đẳng giới cũng được quan tâm thể hiện trong nhiều hoạt động của từng cơ quan và các chương trình, dự án kinh tế - xã hội khác ở các cấp, các ngành, các địa phương.
1.1.3 Những điểm hạn chế16
Thực tế cho thấy chưa có sự phối hợp để thực hiện trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ trong giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 48/2009/NĐ-CP một cách chặt chẽ.
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục chưa thật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông mới 15 Theo Điều 5 Luật Bình đẳng giới gồm: giới tính, giới, bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới,
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, họat động bình đẳng giới và chỉ số phát triển giới .