NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

Một phần của tài liệu Giáo án tiếng việt 5 tuần 8-14 (Trang 83 - 91)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc diễn cảm toàn bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố,...

- Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một bạn nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ trang 124, SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ

+ Em hiểu câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” như thế nào?

+ Hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói đến điều gì về công việc của bầy ong?

- 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ “Hành trình của bầy ong” và lần lượt trả lời các câu hỏi.

+ Nội dung chính của bài thơ là gì?

- Nhận xét, cho điểm từng HS. - Nhận xét.

2. Dạy - học bài mới

2.1. Giới thiệu bài

- Giới thiệu: Bài tập đọc Người gác rừng tí hon sẽ kể cho các em nghe về một chú bé thông minh, dũng cảm, sẵn sàng để bảo vệ rừng. Các em cùng học bài để tìm hiểu về tình yêu rừng của cậu bé.

- Lắng nghe.

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài hiểu bài

a. Luyện đọc

(2 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

+ HS 1: Ba em làm... ra bìa rưng chưa?

+ HS 2: Qua khe lá... thu lại gỗ.

+ HS 3: Đêm ấy... chàng gác rừng dũng cảm!

- Gọi HS đọc phần Chú giải. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn (đọc 2 vòng).

- GV đọc mẫu. Lưu ý cách đọc cho HS.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài

- Các câu hỏi: - Câu trả lời:

+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?

+ Những dấu chân người lớn hằn trên đất.

+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:

* Bạn là người thông minh. * Bạn là người dũng cảm.

+ Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân gọi điện thoại báo công an.

+ Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.

+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?

(HS tiếp nối nhau nêu ý kiến: * Yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá.

* Tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của mọi người.)

+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

* Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.

* Đức tính dũng cảm, sự táo bạo. * Sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ.

* Khả năng phán đoán nhan, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ.

+ Em hãy nêu nội dung chính của truyện?

+ Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- Ghi nội dung chính của bài lên bảng. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, cả lớp ghi vào vở.

- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn. - 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện. HS cả lớp theo dõi.

+ Treo bảng phụ có viết đoạn 3.

+ Đọc mẫu. + Theo dõi và tìm các từ cần nhấn

giọng.

+ Yêu cầu HS luyện đọc. + 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS.

- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.

- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.

3. Củng cố - dặn dò

- Hỏi: Em học được điều gì từ bạn nhỏ?

- Nhận xét tiết học.

Tuần 13 Chính tả

HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG

I. MỤC TIÊU:

- Nhớ - viết chính xác, đẹp hai khổ thơ cuối trong bài thơ Hành trình của bầy ong.

- Ôn luyện cách viết các từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối

t/c.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các thẻ chữ ghi: sâm - xâm, sương - xương, sưa - xưa, siêu - xiêu. - Baìi tập 3a hoặc 3b viết sẵn trên bảng lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng, mỗi HS tìm 3 cặp từ có tiếng chứa âm đầu s/x

- Nhận xét chữ viết của từng HS.

- HS viết các từ có tiếng chứa âm đầu s/x.

- Nhận xét.

2. Dạy - học bài mới

2.1. Giới thiệu bài

- Giờ chính tả hôm nay các em cùng nhớ viết hai khổ thơ cuối trong bài thơ

Hành trình của bầy ong và làm bài tập chính tả.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

2.2. Hướng dẫn viết chính tả

a. Trao đổi về nội dung bài thơ

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. + Qua dòng thơ cuối, tác giả muốn nói

điều gì về công việc của loài ong?

+ Công việc của loài ong thầm lặng nhưng vô cùng hữu ích.

+ Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?

+ cần cù, chăm chỉ.

b. Hướng dẫn viết từ khó

- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.

- HS tìm và nêu theo yêu cầu.

c. Viết chính tả

d. Soát lỗi, chấm bài

2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả tả

Bài 2

- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi: “Thi tiếp sức tìm từ” như đã giới thiệu ở tiết chính tả tuần 12.

Bài 3

a) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng.

- Yêu cầu 1 HS tự làm bài. - 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nêu ý kiến nhận xét bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Theo dõi GV chữa bài và tự chữa

bài mình (nếu sai).

- Gọi HS đọc lại câu thơ. - 2 HS tiếp nối nhau đọc. b) GV tổ chức cho HS làm phần b

tương tự như cách tổ chức làm phần a.

3. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

- Mở rộng vốn từ về môi trường và bảo vệ môi trường.

- Hiểu được những hành động có ý nghĩa bảo vệ môi trường.

- Viết được đoạn văn ngắn có đề tài ngắn với nội dung bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các thẻ có ghi sẵn: phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.

- Giấy khổ to, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu và nêu tác dụng của từ chỉ quan hệ.

- Gọi HS tiếp nối nhau đặt câu có quan hệ từ: mà, thì, bằng.

- Nhận xét, cho điểm từng HS.

- 3 HS lên bảng đặt câu. - HS đứng tại chỗ đặt câu. - Nhận xét.

2. Dạy - học bài mới

2.1. Giới thiệu bài:

- Hỏi: Khu bảo tồn thiên nhiên là gì? - GV giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về khu bảo tồn đa dạng sinh học và viết đoạn văn có nội dung về bảo vệ môi trường

- HS nêu ý kiến. - Lắng nghe.

2.2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và chú thích của bài tập.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng trao đổi, thảo luận,trả lời câu hỏi.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Gọi HS phát biểu, yêu cầu HS khác bổ sung.

+ Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi

lưu giữ được nhiều động vật và thực vật.

- Giới thiệu thêm: Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên.

- Lắng nghe. - Gọi 2 HS nhắc lại khái niệm khu

bảo tồn đa dạng sinh học.

- 2 HS nhắc lại cả lớp ghi vào vở. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận trong

nhóm. - 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng hoạt động để hoàn thành bài. - Tổ chức cho HS xếp từ theo hình thức trò chơi. - Thi xếp từ vào đúng cột: Hành động bảo vệ môi trường / Hành động phá hoại môi trường.

- Nhận xét cuộc thi.

- Nhận xét, kết luận các từ đúng. - 2 HS tiếp nối nhau đọc lại từ trong từng cột.

Bài 3

- HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Em viết đề tài trồng cây.

+ Em viết đề tài đánh cá bằng điện. + Em viết đề tài xả rác bừa bãi,... - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. - 2 HS viết vào giấy khổ to, HS dưới

lớp viết vào vở. - Yêu cầu 2 HS viết vào giấy khổ to,

dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS cả lớp chữa bài cho từng HS.

- Tham gia góp ý, sửa chữa bài cho bạn.

- 3 đến 5 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình.

- Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.

3. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

Tuần 13 Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. MỤC TIÊU:

- Kể lại được một việc tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường hoặc một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường.

- Biết cách sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm.

- Lời kể sinh động, tự nhiên, hấp dẫn, sáng tạo.

- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng lớp ghi sẵn đề bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 1 đến 2 HS lên bảng kể lại một câu em đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện. - Nhận xét, cho điểm HS.

2. Dạy - học bài mới

2.1. Giới thiệu bài

- Giới thiệu: Em và những người xung quanh đã làm gì để bảo vệ môi trường? Hãy kể cho các bạn cùng nghe. - Lắng nghe. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện a. Tìm hiểu đề bài× - Gọi HS đọc đề bài. - GV phân tích đề bài. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Gọi HS đọc phần Gợi ý trong SGK. - 2 HS tiếp nối đọc từng phần gợi ý. - GV định hướng để HS xác định

đúng câu chuyện.

- Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể trước lớp.

- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau giới thiệu.

b. Kể trong nhóm

- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Gợi ý cho HS nge bạn kể và đặt câu hỏi để trao đổi.

+ Bạn cảm thấy như thế nào khi tham gia làm việc này? + Theo bạn, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

+ Bạn có cảm nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó? + Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì khi đó?

c. Kể trước lớp.

- Tổ chức cho các nhóm thi kể. - 5 đến 7 HS nhóm thi kể và trao đổi với các bạn về ý nghĩa của việc làm được kể đến trong truyện.

3. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

Tập đọc

Một phần của tài liệu Giáo án tiếng việt 5 tuần 8-14 (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w