III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp.
- Hiểu nội dung của bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trang 113, SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ Vì sao tác lại day dứt về cái chết của con chim sẻ?
+ Hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Nhận xét.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Dưới ngòi bút của nhà văn Ma Văn Kháng, rừng thảo quả hiện ra với mùi hương và màu sắc đặc biệt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài hiểu bài
a. Luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Thảo quả trên rừng... nếp áo, nếp khăn. + HS 2: Thảo quả trên rừng... lấn chiếm không gian.
+ HS 3: Sự sống cứ tiếp tục... nhấp nháy vui mắt.
- Gọi HS đọc phần Chú giải. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Cho HS quan sát tranh ảnh (vật thật) cây, hoa, quả thảo (nếu có).
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn.
- GV đọc mẫu. - 1 HS đọc trước lớp.
b. Tìm hiểu bài
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Các từ hương, thơm được lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
+ Qua một năm... Một năm nữa... lấn chiếm không gian.
+ Hoa thảo quả này ở đâu? + Dưới gốc cây.
+ Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp? + Rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, ngập hương thơm. Sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng, say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, nhấp nháy. - Giảng: Miêu tả được màu đỏ đặc
biệt của thảo quả: rất cụ thể mùi hương và màu sắc của thảo quả. + Đoạn bài văn em cảm nhận được điều gì?
+ Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua miêu tả đặc sắc của nhà văn.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng. - 2 HS nhắc lại nội dung chính.
c. Thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. + Treo bảng phụ có đoạn văn chọn
đọc diễn cảm.
+ Đọc mẫu. + HS theo dõi để tìm cách đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. + 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm.
3. Củng cố - dặn dò
- GV hỏi: Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả ấy có gì hay?
- Nhận xét tiết học.
Tuần 12 CHÍNH TẢ
MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn từ Sự sống cứ tiếp tục đến hắt
lên từ dưới đáy rừng trong bài Mùa thảo quả.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu s/x hoặc vần
at/ac.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các thẻ chữ ghi: sổ - xổ, sơ - xơ, su - xu, sứ - xứ hoặc bát - bác, mắt -
mắc, tắt - tấc, nứt - nức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng tìm các từ láy âm đầu n hoặc từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.
- 3 HS lên bảng tìm từ, HS dưới lớp làm bảng con.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét chung.
- Nhận xét.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ viết đoạn hai trong bài tập đọc sẽ viết đoạn hai trong bài tập đọc
Mùa thảo quả và làm các bài tập chính tả.
2.2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn. - 2 HS đọc thành tiếng. - Hỏi: Em hãy nêu nội dung của đoạn
văn.
+ Quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- HS nêu các từ ngữ khó.
c. Viết chính tả d. Thu, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả tả
Bài 2
a) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Tổ chức cho HS làm bài tập dưới
dạng trò chơi.
- Theo dõi GV hướng dẫn, sau đó các nhóm tiếp nối nhau tìm từ.
Nhóm 1: cặp từ sổ - xổ. Nhóm 2: cặp từ sơ - xơ. Nhóm 3: cặp từ su - xu. Nhóm 4: cặp từ sứ - xứ. - Tổng kết cuộc thi.
- Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng. - 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS viết từ vào vở. - Viết vào vở các từ đã tìm được.
Bài 3
a) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc trong nhóm.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Nhóm 4. - Hỏi: Nghĩa của các tiếng ở mỗi
dòng có điểm gì giống nhau?
- Dòng thứ nhất là các tiếng đều chỉ tên con vật, dòng thứ hai các tiếng chỉ tên loài cây.
- Nhận xét, kết luận cá tiếng đúng. - Viết vào vở các tiếng đúng. b) GV tổ chức cho HS làm tương tự
như cách làm ở bài 3 phần a.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ tìm được và chuẩn bị bài sau.
Tuần 12 Luyện từ và câu