0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Đọc thành tiếng

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 5 TUẦN 8-14 (Trang 28 -30 )

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.

- Đọc diễn cảm toàn bài.

2. Đọc - hiểu

- Hiểu nội dung của bài: Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách của người Cà Mau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trang 89 - 90 (phóng to nếu có điều kiện). - Tranh ảnh về vùng đất Cà Mau (nếu có).

- Bảng phụ ghi sẵn từng đoạn của bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ

- Đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi. + Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?

+ Theo em, vì sao người lao động là quý nhất?

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi

- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài và lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Nhận xét.

2. Dạy - học bài mới

2.1. Giới thiệu bài - Theo dõi.

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài hiểu bài

a. Luyện đọc

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

- HS đọc bài theo trình tự.

+ HS 1: Cà Mau là đất...nổi cơn dông. + HS 2: Cà Mau đất xốp... thân cây đước...

+ HS 3: Sống trên cái đất...của Tổ quốc.

- Gọi HS đọc phần Chú giải. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối (2 vòng).

- Gọi HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc thành tiếng cả bài trước lớp.

- GV đọc mẫu cả bài. Chú ý giọng đọc như sau:

- Theo dõi.

+ Toàn bài đọc với giọng to vừa đủ nghe, chậm rãi, thể hiện niềm tự hào, khâm phục.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: hối hả, phũ, tạnh hẳn, nẻ chân chim, phập phều, rạn nứt, lắm gió, dông, cơn thịnh nộ, chòm, răng, san sát, thẳng đuột, hằng hà sa số, thông minh, giàu nghị lực, huyền thoại, thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá, giữ gìn,...

b. Tìm hiểu bài

- GV nêu yêu cầu: Hãy đọc thầm toàn bài và cho biết mỗi đoạn văn tác giả miêu tả sự vật gì?

- HS đọc thầm và tìm ý, sau đó nêu: + Đoạn 1: miêu tả mưa ở Cà Mau.

+ Đoạn 2: miêu tả cây cối và nhà cửa ở Cà Mau

+ Đoạn 3: Con người Cà Mau. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu và

luyện đọc diễn cảm từng đoạn. * Đoạn 1

- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:

- HS đọc thầm, trả lời, sau đó nêu ý kiến trước lớp.

+ Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? + Em hình dung cơn mưa “hối hả” là mưa như thế nào?

+ Em hãy đặt tên cho đoạn văn này. + Mưa Cà Mau. + Để diễn tả được đặt điểm của

mưa ở Cà Mau ta nên đọc bài như thế nào?

+ Giọng nhanh, gấp gáp nhấn giọng ở những từ chỉ sự khác thường của mưa ở Cà Mau.

- GV đọc mẫu đoạn 1 - HS nghe và tìm cách đọc.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.

nhận xét. - GV nhận xét và cho đểm HS.

* Đoạn 2

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời các câu hỏi sau:

- HS đọc thầm, sau đó trả lời và nêu ý kiến trước lớp.

+ Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?

+ Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

+ Em hãy đặt tên cho đoạn 2. + Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm

đoạn 2 (tiến hành tương tự đoạn 1). * Đoạn 3

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời từng câu hỏi sau:

- HS đọc thầm, trả lời và nêu ý kiến trước lớp.

+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?

+ Em hiểu “sấu cản mũi thuyền” “hổ rình xem hát” nghĩa là thế nào?

+ Em hãy đặt tên cho đoạn 3. + Tính cách người Cà Mau. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm

đoạn 3 (tiến hành tương tự đoạn 1). - GV hỏi: Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau.

- HS: Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau.

- Ghi bảng nội dung chính của bài. - 2 HS nhắc lại.

- Gọi HS đọc lại toàn bài. - 2 HS đọc diễn cảm toàn bài. - Nhận xét, cho điểm HS.

3. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại các bài tập đọc đã học và các bài học thuộc lòng theo yêu cầu.

Tập làm văn

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 5 TUẦN 8-14 (Trang 28 -30 )

×