Ngoại khoá : Mời nói chuyện nhân những ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn, nói chuyện về
phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, về các tấm gương đạo đức trong cuộc sống, tổ chức ngoại khoá, tham quan,... Trong điều kiện có thể của nhà trường, địa phương. Với phương thức nhà trường và nhân dân cùng làm, nếu tổ
chức được theo các hình thức này sẽ có tác dụng giáo dục truyền thống, hình thành niềm tin đạo đức trong học sinh.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ phong phú, đa dạng. Do đó, cần tổ chức linh hoạt theo điều kiện của lớp, trường, địa phương mình. Trong thực tế, giáo viên chủ
nhiệm vừa là người trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục, vừa dạy môn Đạo
đức. Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần có các kĩ năng :
- Kĩ năng xác định mục tiêu.
- Kĩ năng thiết kế chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động. - Kĩ năng triển khai hoạt động.
- Kĩ năng tiếp cận và huy động quần chúng, nhất là phối kết hợp với Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu hoạt động.
Đánh giá hoạt động 4
Câu 1 : Phương án nào trong các phương án sau giúp cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt nhất ?
c a) Dạy thật tốt các tiết học trên lớp.
c b) Dạy tốt môn Đạo đức.
c c) Tổ chức tốt việc dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục khác.
c d) Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục khác.
Câu 2 : Theo bạn, người giáo viên tiểu học có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ?
Câu 3 : Bạn hãy xây dựng kế hoạch tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo chủđiểm 20-11.