Hoạt động 1 TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 ppt (Trang 32 - 35)

4.1. Khái nim và vai trò ca giáo dc đạo đức

Hot động 1. TÌM HIU KHÁI NIM VÀ VAI TRÒ CA GIÁO DC ĐẠO ĐỨC. ĐẠO ĐỨC.

Thời gian : 30 phút

Nhiệm vụ

Sau khi nghiên cứu thông tin cơ bản, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ. * Thảo luận theo nhóm câu hỏi :

- Thế nào là giáo dục đạo đức ? Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học như thế nào ?

- Giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự hình thành nhân cách của con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng ? Lấy ví dụ minh hoạ.

4.5.3. Nhóm các phương pháp kích thích hot động và điu chnh hành vi ng x ca hc sinh hc sinh Hot động 8. TÌM HIU NHÓM CÁC PHưƠNG PHÁP KÍCH THÍCH HOT ĐỘNG VÀ ĐIU CHNH HÀNH VI NG X TRONG GIÁO DC ĐẠO ĐỨC CHO HC SINH TIU HC Thời gian : 15 phút Nhiệm vụ

Bạn hãy đọc thông tin cơ bản đưới đây, sau đó thực hiện các yêu cầu :

- Giải thích khái niệm về các phương pháp khuyến khích, trách phạt trong giáo dục

đạo đức cho học sinh tiểu học.

- Cùng trao đổi để rút ra một sốđiều cần lưu ý khi vận dụng các phương pháp đó.

Thông tin cơ bản

Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử trong giáo dục đạo đức cho học sinh thực hiện chức năng kích thích, điều chỉnh hành vi hoạt động của học sinh, tức là củng cố, khích lệ, động viên, đồng tình... (đối với những hành vi và việc làm tốt) hay ngược lại - chê trách, nhắc nhở, cấm đoán, trách phạt... (đối với các hành vi, việc làm chưa tốt). Nhờđó, giáo viên có thể phát huy

được những mặt tốt, tích cực và hạn chếđược những yếu tố chưa tốt, tiêu cực ở học sinh. Ngoài ra, qua đây giáo viên còn có thể hình thành ở học sinh thái độđúng đắn

đối với bản thân, đối với người và công việc khác. Các phương pháp cụ thể của nhóm này là khuyến khích, trách phạt.

a) Phương pháp khuyến khích

Khuyến khích là một phương pháp giáo viên biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hoạt động và hành vi ứng xử của cá nhân học sinh hay của nhóm tập thể học sinh. Khuyến khích là cách tạo dư luận xã hội tích cực, đồng tình, khích lệ, ủng hộ hành vi đúng đắn.

Tác dụng của khuyến khích là ở chỗ, khi đánh giá tích cực, các em có được cảm giác hài lòng, phấn khởi, tự tin vào năng lực của mình và từ đó, mong muốn cố

gắng tiếp tục thực hiện tốt hoạt động, hành vi đó.

Đối với học sinh tiểu học, phương pháp này rất có hiệu quả vì các em nhạy cảm đối với các đánh giá của giáo viên - qua lời khen, động viên của thầy cô giáo, học sinh hiểu được rằng những việc làm tương tự là tốt, là đáng khen và đánh giá đó sẽ trở

thành chỗ dựa để các em thực hiện những hành động tương tự. Hơn nữa, cũng như

các lứa tuổi khác, học sinh tiểu học rất thích được khen, đặc biệt là từ phía người lớn.

Các hình thức biểu thị phương pháp khuyến khích là : đồng tình, ủng hộ, khen ngợi, biểu dương, khen thưởng,...

Khi sử dụng phương pháp khuyến khích đối với học sinh, giáo viên cần bảo đảm các yêu cầu sau :

- Cần khuyến khích không chỉđạt được kết quả mà cảđộng cơ, thái độ, sự cố gắng vượt khó, sự sáng tạo trong công việc, trong thực hiện hành vi.

- Việc đánh giá phải công minh, đúng lúc, kịp thời, tránh hiện tượng thiên vị hay chỉ dành liên tục cho một số em nào đó.

- Cần đặc biệt khuyến khích những em nhút nhát, rụt rè, những em chậm tiến. - Không nên quá lạm dụng việc khuyến khích.

Một trong những biện pháp quan trọng của khuyến khích là tạo dư luận tập thể lành mạnh, khi các em biết ủng hộ, tán thành, khen ngợi việc làm tốt, hành vi tích cực của các bạn.

b) Phương pháp trách phạt

Trách phạt là phương pháp giáo viên biểu thị sự đánh giá tiêu cực những hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động, hành vi sai trái của học sinh không phù hợp các chuẩn mực hành vi xã hội, quy tắc tập thể. Trách phạt là cách tạo dư luận xã hội không đồng tình, ủng hộ việc làm, hành vi sai trái.

Tác dụng giáo dục của trách phạt là ở chỗ, nhờ có đánh giá của giáo viên mà học sinh thấy sai trái, lỗi lầm của mình và từ đó, các em sẽ thay đổi hành vi, cách thực hiện sao cho phù hợp.

Việc trách phạt cần đi kèm với việc phân tích nguyên nhân và tính đến điều kiện nảy sinh hành vi đó cũng như mức độ phổ biến của hành vi. Việc phân tích như vậy giúp đánh giá việc vi phạm lỗi của trẻ khách quan hơn và có tác động hợp lí giúp chúng từ bỏ hành vi ấy. Trong những trường hợp vi phạm nội quy, kỉ luật không cố

ý thì giáo viên chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng hay trao đổi trực tiếp với học sinh là đủ. Các hình thức biểu thị trách phạt là : nhắc nhở, chê, trách, phê bình, trừng phạt,... Khi sử dụng phương pháp trách phạt, cần chú ý :

- Tránh việc trách phạt tập thể, tránh trách phạt trong những trường hợp nghi vấn (chưa có chứng cứ rõ ràng), vì dễ tạo nên sự chống đối. Khi một nhóm có lỗi, nên phạt em chịu trách nhiệm chính.

- Việc trách phạt phải chính xác, khách quan, công bằng, được tập thể học sinh ủng hộ.

- Tôn trọng nhân cách của học sinh, không được gây ra ở trẻ sự đau khổ về

- Không nên trách phạt quá nhiều, quá “liều” (vượt quá giới hạn quyền hạn cho phép theo điều lệ của nhà trường tiểu học)..

Khi trách phạt, có thể sử dụng dư luận tập thểđể các em nhắc nhở phê bình bạn và giúp bạn sửa chữa. Tuy nhiên không nên tổ chức riêng cho buổi sinh hoạt tập thểđể

phê bình một em nào đó.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 ppt (Trang 32 - 35)