Xét đến cùng, việc giáo dục một chuẩn mực, một phẩm chất đạo đức nào đó cho học sinh phải dẫn đến kết quả cuối cùng là học sinh thực hiện được những hành vi tương ứng trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt, biết cách ứng xử trong các mối quan hệ hằng ngày. Hành vi đó chỉ được hình thành thông qua luyện tập và rèn luyện hằng ngày, trở thành thói quen của học sinh và được thể hiện như một nét tính cách bền vững.
Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn, từđó có thói quen đạo đức bền vững.
Ở tiểu học, cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như : - Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc làm vừa sức. - Lễ phép với người lớn, đặc biệt là với ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo. - Làm được những việc vừa sức để giúp đỡ thầy cô giáo, hàng xóm, láng giềng, phụ
nữ,
cụ già, em nhỏ, người tàn tật.
- Có những việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người gặp thiên tai, khó khăn, các bạn khuyết tật, thiệt thòi,...
- Có hành động, việc làm phù hợp bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, môi trường thiên nhiên, đồđạc của người khác.
Cần giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em ngay từ nhỏ, tức là hình thành cho trẻ em hành vi không những đúng vềđạo đức, mà còn đẹp về thẩm mĩ.