Thông tin phản hồi cho các hoạt động Chủ đề

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 ppt (Trang 48 - 51)

Chủ đề 2

Gợi ý tham khảo các giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kì CNH - HĐH

- Giá trịđạo đức

+ Phẩm chất chính trị : Trung thành với lí tưởng XHCN, công cuộc CNH - HĐH ; tự cường, tự hào dân tộc ; yêu quê hương, đất nước.

+ Tự hoàn thiện bản thân : Tự trọng, tự tin, tự lập, trung thực, giản dị, tiết kiệm, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận.

+ Với mọi người và dân tộc khác : Nhân nghĩa, yêu thương, chăm sóc, khoan dung, vị tha, bảo vệ quyền con người, hợp tác, lễđộ, bình đẳng, lịch sự, tế nhị, tôn trọng mọi người, thuỷ chung, giữ chữ tín.

+ Với công việc : Trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết.

+ Với môi trường (tự nhiên, văn hoá, xã hội) : Bảo vệ môi trường, sử dụng thông minh và tiết kiệm tài nguyên, dân chủ, công bằng, hoà bình, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc và nhân loại.

- Giá trị trí tuệ

+ Tư duy, sáng tạo

+ Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề

+ Tiếp thu nhanh, vận dụng linh hoạt + Hợp tác

+ Trí nhớ tốt + Hiểu biết rộng + Quyết đoán

+ Tác phong công nghiệp

+ Quản lí bằng công nghệ thông tin + Làm chủ phương tiện thông tin đa năng. - Thẩm mỹ

+ Vươn tới chân - thiện - mỹ

+ Tôn trọng, hướng tới cái đẹp + Sáng tạo cái đẹp

- Thể chất + Bền bỉ, dẻo dai

+ Có khả năng thích ứng cao trước các biến động của xã hội và môi trường.

Câu 1 : Việc nghiên cứu các giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kì CNH - HĐH có ý nghĩa tác dụng đối với giáo viên tiểu học :

+ Định hướng cho việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân trước yêu cầu đổi mới đất nước nói chung và đổi mới giáo dục nói riêng.

+ Bổ sung, giúp giáo viên cập nhật tri thức cần thiết để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

Câu 2

Các giá trị đạo đức - nhân văn cần cập nhật vào nội dung giáo dục, dạy học môn

Đạo đức ở tiểu học hiện nay : + Bình đẳng xã hội

+ Hợp tác, phát triển + Tôn trọng cái đẹp

+ Bảo vệ môi trường, sinh thái + Bảo vệ di sản văn hoá + Nhân ái

+ Khoan dung + Thừa nhận

+ Chân thành, khiêm tốn, trung thực + Niềm tin vào con người.

Ngoài ra còn một số giá trị khác phù hợp với điều kiện Việt Nam : tự trọng, kiên trì vượt khó, đoàn kết tương trợ, tự tin,...

Chủ đề 3

* Yêu cầu cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay

- Phải phù hợp với đặc điểm sinh, tâm lí của học sinh :

+ Nội dung giáo dục cần đơn giản, cụ thể, thiết thực, vì khả năng ghi nhớ, giải thích của

học sinh tiểu học còn hạn chế.

+ Tư duy của học sinh tiểu học là tư duy cảm xúc, trực giác, nên phương pháp, hình thức giáo dục phải sinh động, hấp dẫn. Cần kết hợp giáo dục bằng lời với những tấm gương đạo đức và hình ảnh sống động trong thực tế gần gũi với học sinh để tạo xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, tăng tính thuyết phục, kích thích nhu cầu, mong muốn học tập và làm theo.

+ Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học nhanh nhớ, nhanh quên, nên cần tăng cường các hình thức vận dụng, thực hành phong phú, đa dạng, phù hợp để thành lập thói quen hành vi đúng chuẩn mực.

- Có sự vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện địa phương, kế thừa, phát triển vốn sống của học sinh.

- Kết hợp với giáo dục kĩ năng sống, hình thành cho học sinh những năng lực phù hợp lứa tuổi tiểu học : nhận thức, giao tiếp, tư duy,...

- Kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Kết hợp giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em. Yêu cầu này đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền trẻ em : Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam ; Luật Giáo dục ; Luật Phổ cập giáo dục tiểu học,...

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá Câu 1 :Đáp án a, c, d, e.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 ppt (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)