CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ĐỂ NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN GIÁO DỤC HIỆN NAY
Thời gian : 45 phút.
Nhiệm vụ
* Thảo luận, nhận xét về việc sử dụng phương pháp giáo dục trong các tình huống sau :
- Giáo viên H đã bắt học sinh ngồi dưới đất để ghi bài, vì em học sinh đó quên vở
bài tập ở nhà.
- Giáo viên N đã đề nghị khen thưởng một học sinh cá biệt, có cố gắng, tiến bộ. - Học sinh X (lớp 5) có bố nghiện ma tuý. Một số học sinh khác trong lớp biết chuyện
xì xào và xa lánh X. Giáo viên chủ nhiệm thấy vậy, đã gợi ý với mẹ X nên chuyển trường cho X về quê ngoại .
* Bạn hãy đưa ra phương pháp và biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong
hai trường
hợp sau :
a) Thiếu tự giác trong học tập (không thuộc bài, không làm đủ bài). b) Hay đánh nhau với bạn.
Để giải quyết tình huống này bạn cần tham khảo thêm quyền được bảo vệ, quyền
được tham gia của trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
Đánh giá hoạt động 5, 6, 7, 8, 9, 10
Câu 1 : Bằng hiểu biết của mình, bạn hãy giải thích quan điểm : “Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động biện chứng giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục”. Câu 2 : Triển khai kế hoạch giáo dục theo chủđiểm 22-12, với chủđề “Đền ơn dáp nghĩa”. Trong tiết Đạo đức đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A đã phân công ba em học sinh bị phạt vì đi học muộn đến giúp đỡ gia đình một chú thương binh nặng.
Bạn hãy nhận xét việc làm của giáo viên chủ nhiệm lớp 4A.
Thông tin phản hồi cho các hoạt động Hoạt động 1 Hoạt động 1
Câu 1 : Vai trò của giáo dục đạo đức : Đạo đức là cái gốc trong nhân cách của con người , được hình thành bằng con đường giáo dục và tự giáo dục. Nhờ giáo dục đạo
đức con người biết cư xửđúng chuẩn mực, hợp đạo lí trong các mối quan hệ xã hội, trau dồi được các phẩm chất tốt đẹp, không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
Câu 2 :Đáp án c.
Đó là ý kiến phiến diện. Cần khẳng định : Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của các nhà trường nói chung, trường tiểu học vói riêng. Giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng trong giáo dục toàn diện của nhà trường, giúp
học sinh hình thành thói quen, kĩ năng hành vi phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.
Câu 3 :Đáp án b.
Hoạt động 2
Câu 1 : Phải giáo dục đạo đức cho học sinh vì :
- Ý thức, tình cảm, kĩ năng đạo đức không tự có, nó được hình thành trong và bằng con đường giáo dục, tự giáo dục.
- Thông qua giáo dục đạo đức, hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu vềđạo đức : có hiểu biết sơđẳng, đơn giản ; có xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức ; có kĩ năng và thói quen hành vi đúng chuẩn mực để nhận thức đúng, sai, học tập và làm theo cái đúng, cái tốt.
- Đặt nền móng cho học sinh học tiếp môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở.
- Giúp học sinh rèn luyện bản lĩnh đạo đức, chống lại sự xâm nhập của các tiêu cực và
tệ nạn xã hội.
Câu 2 :Đáp án a, c, d.
Câu 3 : Theo ý kiến của nhiều nhà giáo dục hiện nay, khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục
đạo đức cho học sinh cần quan tâm đến các vấn đề :
- Trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, sơ giản phù hợp với đặc điểm
sinh - tâm lí lứa tuổi của các em.
- Đảm bảo học đi đôi với hành.
- Giúp học sinh hiểu rõ quyền, lợi ích của mình để từđó thực hiện tốt bổn phận của mình.
- Thuyết phục, hình thành niềm tin đạo đức bằng tấm gương đạo đức có trong thực tiễn và bản thân giáo viên.
- Tế nhị trong việc phê phán để thể hiện tôn trọng học sinh.
Hoạt động 3
Dạy học môn Đạo đức là một trong các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh và là con
đường cơ bản, quan trọng. Nó góp phần hình thành cho hoc sinh các phẩm chất đạo đức sau : - Trong quan hệ cá nhân - xã hội : Yêu nước, tự hào, dân tộc, yêu hoà bình, biết ơn các bậc tiên liệt có công với nước, tôn trọng các dân tộc khác.
- Quan hệ cá nhân - lao động : Yêu lao động, cần cù, tiết kiệm, quý trọng người lao
- Quan hệ cá nhân với người khác : Yêu thương con người, hợp tác tương trợ lẫn nhau,
lịch sự, tôn trọng người khác (danh dự, tài sản) ; quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ
người khác (ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thày cô giáo, hàng xóm láng giềng...), lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ.
- Quan hệ cá nhân - môi trường tự nhiên : Bảo vệ môi trường (nguồn nước, vật nuôi,
cây trồng).
- Quan hệ cá nhân - bản thân : Thật thà, giản dị, kiên trì, vượt khó, khiêm tốn, dũng cảm, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của bản thân.
Thực hiện tốt nội dung, chương trình, nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức là góp phần tích cực vào giáo dục đạo đức cho học sinh.
Câu 1 : Đáp án a, d, e, h.
Câu 2
- Trong thực tế, có giáo viên chỉ thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh ở những nội dung họ tâm đắc nhất. Như vậy chưa đúng, không thể đồng tình với việc làm này. Thực hiện đúng nhiệm vụ, đủ nội dung giáo dục ; trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của giáo viên đã được ghi trong Luật Giáo dục.
- Tự liên hệ bản thân, cần khắc phục ngay nếu chưa thực hiện đúng yêu cầu, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh.
Câu 3
Đoàn kết với bạn là chuẩn mực hành vi phản ánh mối quan hệ cá nhân đối với người xung quanh. Để giáo dục chuẩn mực hành vi này, cần thực hiện ba nhiệm vụ
:
- Giáo dục ý thức đạo đức : Giúp học sinh hiểu :
+ Yêu cầu của chuẩn mực “đoàn kết với bạn” : Đểđoàn kết với bạn cần thực hiện
điều gì ? Làm gì ?
+ Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đoàn kết với bạn ? + Cách thực hiện chuẩn mực đó : Thực hiện như thế nào ?
- Giáo dục thái độ, tình cảm : Giúp học sinh hình thành thái độủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt vềđoàn kết với bạn ; không đồng tình, không tán thành lên án, phê phán những ai gây mất đoàn kết với bạn.
- Giáo dục kĩ năng, thói quen hành vi : Hình thành cho học sinh hệ thống kĩ năng và thói quen :
+ Cùng học, cùng chơi với bạn. + Nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
+ Nói năng lịch sự với bạn.
+ Không gây gổđánh nhau với bạn, không nói xấu bạn.
Hoạt động 4
Câu 1 :Đáp án c.
Câu 2 : Người giáo viên tiểu học cần có trách nhiệm :
- Vận dụng kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh một cách mềm dẻo, linh hoạt
qua 2 con đường trên.
- Tích cực xây dựng một bầu không khí lành mạnh và tạo cơ hội để học sinh hoạt
động, tự khẳng định.
- Mạnh dạn tổ chức cho học sinh học trong cuộc sống và học tập lẫn nhau.
- Hiểu, cảm thông, chia sẻ và là niềm tin yêu của học sinh. Không ngừng phấn đấu trở thành tấm gương sống động trước các em.
Câu 3 : Trao đổi bài làm cho đồng nghiệp nhận xét, góp ý.
Hoạt động 5, 6, 7, 8, 9, 10
* Gợi ý thực hiện nhiệm vụ của hoạt động 5 : Trong đổi mới giáo dục hiện nay, các phương pháp giáo dục đạo đức sau được nhiều giáo viên khẳng định có tần số sử
dụng cao :
- Tạo dư luận xã hội. - Rèn luyện thói quen. - Luyện tập.
- Nêu gương - Khen thưởng
* Gợi ý thực hiện nhiệm vụ của hoạt động 10
Trong các trường hợp đã nêu, có thể sử dụng các phương pháp giáo dục sau :
a) Đối với học sinh thiếu tự giác trong học tập : Phương pháp kiểm tra đánh giá, trách phạt ở mức phê bình để tạo dư luận không ủng hộ hiện tượng này trong học sinh ; kết hợp với phương pháp nêu yêu cầu sư phạm, phương pháp nêu gương để
khích lệ cố gắng vươn lên của học sinh.
b) Đối với học sinh hay đánh nhau với bạn : Phương pháp trách phạt, nêu yêu cầu sư phạm để tạo dư luận xã hội và kích thích ý thức tự trọng, đàm thoại, giảng giải
giúp học sinh
nhận thức được tác hại của hành vi do mình gây ra.
Chú ý : Sử dụng các phương pháp giáo dục trên cần kết hợp với các biện pháp giáo dục sau : - Giúp đỡ riêng
- Tác động của người có uy tín với học sinh đó.
- Tạo dư luận xã hội tích cực (định hướng tình cảm và hành vi). * Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá
Câu 1
Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động biện chứng giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. Đó là bản chất của giáo dục đạo đức. Trong đó, nhà giáo dục là người lãnh đạo sư phạm : Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, tổ chức rút kinh nghiệm, rút ra những bài học sư phạm. Đối tượng giáo dục là chủ thể của quá trình giáo dục, tự
giáo dục : Một mặt thực hiện yêu cầu của nhà giáo dục, qua đó bộc lộ khả năng tiếp thu giáo dục để nhà giáo dục điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch, phương pháp, hình thức giáo dục
đểđạt hiệu quả. Mặt khác, chính họ cũng mang đến cho nhà giáo dục tri thức mới, kinh nghiệm sống mới họ học được trong giao tiếp xã hội. Giáo dục cũng như dạy, tức là học hai lần.
Câu 2
Cách triển khai thực hiện kế hoạch nhà trưòng của giáo viên chủ nhiệm lớp 4A đã vi phạm cùng môt lúc nhiều nguyên tắc sư phạm :
- Lạm dụng giờ dạy môn Đạo đức để triển khai kế hoạch của nhà trường, lẽ ra phải triển khai trong tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần.
- Thiếu dân chủ, áp đặt học sinh cách thực hiện.
- Phân công học sinh bị phạt, làm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng của hoạt động đền
ơn đáp nghĩa, một truyền thống quý báu của dân tộc ta : “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
- Sử dụng phương pháp trách phạt một cách tuỳ tiện, sai yêu cầu sư phạm của phương pháp này.