NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 ppt (Trang 53 - 55)

Thời gian : 45 phút

Nhiệm vụ

* Đọc thông tin cơ bản và các tài liệu sau : - Luật Giáo dục, 1998 :

+ Điều 82 : Trách nhiệm của gia đình + Điều 84 : Trách nhiệm của xã hội

- Điều lệ trường tiểu học : Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học. Sau đó, điền thông tin cần thiết vào bảng sau :

TT Các lực lượng XH cần phối kết hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh Vai trò của các tổ chức, cá nhân đó 1 2 3 4 5 ...

* Thảo luận nhóm, chỉ ra nội dung cụ thể của từng mối quan hệ với các lực lượng xã hội nhà trường tiểu học cần phối kết hợp để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo

đức cho học sinh.

* Trao đổi thông tin với các nhóm khác và thống nhất ý kiến.

Thông tin cơ bản

Mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục học sinh a) Nhà trường - Xã hội

- Nhà trường : Là nơi giáo dục, đào tạo con người, nguồn nhân lực cho xã hội. Con người - sản phẩm của giáo dục - đào tạo trong nhà trường, ra xã hội là chủ thể của hoạt động kinh tế - xã hội.

- Xã hội :

+ Môi trường thực tiễn của hoạt động giáo dục.

+ Nơi trực tiếp sử dụng sản phẩm giáo dục - đào tạo của nhà trường : con người - lực lượng lao động.

+ Nơi cung cấp điều kiện vật chất cho sự nghiệp giáo dục.

b) Nhà trường - Gia đình

- Nhà trường : Nơi cùng với gia đình thực hiện chức năng giáo dục con người, bồi dưỡng, rèn luyện, hình thành cách học tập, cách sống cho con người. Chất lượng giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của con người. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Khổng Tử) và là tương lai của giống nòi, dòng họ, gia đình.

- Gia đình : Trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Ngoài việc cùng với nhà trường chăm lo giáo dục con em mình, mỗi thành viên còn cần phải thường xuyên tự giáo dục, đào tạo để làm tốt chức năng giáo dục con em.

- Hội cha mẹ học sinh : Cầu nối giữa giáo dục nhà trường và gia đình, vừa đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập cho con em, vừa có trách nhiệm tham gia tuyên truyền vận động xã hội hoá giáo dục.

- Trong các mối quan hệ trên, giáo viên chủ nhiệm là đầu mối quan trọng và là linh hồn của sự phối kết hợp giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh, vì tương lai của trẻ em, vì sự sống còn của nhà trường, vì sự phát triển của địa phương.

Đánh giá hoạt động 2

Câu 1 : Ghép các thông tin về vai trò của các tổ chức, lực luợng xã hội ở cột B phù hợp với tên các tổ chức đó cột A cho phù hợp:

TT Các lực lượng xã hội A

Vai trò của các lực lượng xã hội trong việc tham gia cùng nhà trường tiểu học

giáo dục đạo đức cho HS B

1 Đoàn thanh niên địa phương

a) Cầu nối gia đình - nhà trường - xã hội, cùng tham gia tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, góp phần đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh.

2 Cộng đồng dân cư nơi học sinh sống

b) Động viên, theo dõi, giám sát học tập, rèn luyện của học sinh ở nhà, ngoài xã hội. c) Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của học sinh.

d) Quản lí, giáo dục, duy trì, rèn luyện hành vi đạo đức và tham gia hướng dẫn học tập ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhà.

3 Gia đình học sinh e) Môi trường xã hội để thực hiện các hoạt

động chính trị - xã hội của học sinh.

4 Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác

g) Tổ chức các phong trào Đội, Sao Nhi

đồng.

h) Trực tiếp tham gia giáo dục trẻ em qua các phong trào đó.

5 Hội phụ huynh học sinh

i) Hỗ trợđiều kiện vật chất cho các hoạt

động giáo dục của nhà trường và địa phương.

Câu 2 : Bạn có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện các nội dung trên ? (trả lời bằng cách điền dấu x vào ô )

a) Lập, đề xuất kế hoạch và thực hiện. b) Thực hiện kế hoạch.

c) Đứng ngoài cuộc.

Câu 3 : Giả sử, sau khi được thông báo kết quả học tập của con mình (học lực yếu), một phụ

huynh đến gặp bạn và nói : “Trăm sự nhờ cô giáo giúp đỡ cho cháu tiến bộ, gia đình tôi bận quá, không có thời gian kèm cặp cháu”. Bạn sẽ xử lí như thế nào trước tình huống này ?

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 ppt (Trang 53 - 55)