Hoạt động 3 Tìm hiểu một số phương pháp chủ yếu của dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay
3.2. Phương pháp đóng va
* Khái niệm
- Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một cách ứng xử nào đó trong một tình huống giảđịnh và trong môi trường an toàn.
* Ưu điểm
- Học sinh thực hành những kĩ năng ứng xử trong môi trường an toàn trước khi áp dụng vào thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý đối với học sinh.
- Tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của học sinh.
- Khích lệ học sinh thay đổi thái độ, hành vi theo hướng tích cực.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của học sinh qua các
vai diễn.
* Cách tiến hành
- Giáo viên nêu tình huống và yêu cầu đóng vai (ghi vào phiếu học tập, bảng phụ). - Học sinh thảo luận nhóm đưa ra cách ứng xử phù hợp, xây dựng lời thoại và phân công đóng vai.
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai. - Lớp nhận xét.
- Giáo viên chốt lại cách ứng xử cần thiết trong từng tình huống. * Một số yêu cầu sư phạm
- Tình huống đóng vai phải phù hợp vớp chủđề bài học, lứa tuổi, trình độ học sinh,
điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
- Cách nêu tình huống phải thật ngắn gọn, nhưng dễ hiểu, có yêu cầu rõ ràng.
- Tình huống để mở, không cho trước lời thoại. Đối với học sinh nhóm lớp 1, 2, 3 có thể gợi ý bằng hình ảnh (ảnh, tranh, băng hình), hoặc bằng câu hỏi gợi mở. - Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề. Do đó, cách giao nhiệm vụ của giáo viên phải cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. - Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
- Nên có hoá trang đơn giản để tăng tính hấp dẫn.