TÍNH NGUYÊN TẮC VÀ KỈ LUẬT

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 ppt (Trang 25 - 29)

Thời gian : 45 phút

Nhiệm vụ

* Đọc thông tin cơ bản của hoạt động và phân tích các yêu cầu đạo đức cần thực hiện khi hình thành các phẩm chất trung thực, khiêm tốn, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc và kỉ luật.

* Theo bạn, nếu không rèn luyện cho mình các phẩm chất trên, sẽ gặp khó khăn gì trong cuộc sống ? Cho ví dụ.

Bạn có thể kết hợp thông tin cơ bản và trao đổi cùng đồng nghiệp để thực hiện nhiệm vụ

này.

* Thảo luận nhóm

Giải thích các triết lí sau :

- “Người trung thực có thể bị truy nã, nhưng không thể bị mất danh dự” (F.Vôn-te). - “Phẩm giá con người là những viên đá quý, viên đá đó còn lấp lánh đẹp đẽ hơn nếu được lồng vào cái giá khiêm tốn” (L.Vô-vơ-nác).

- “Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hoá thực sự” (Ô.Ban-dắc).

Thông tin cơ bản (cho hoạt động 1,2) Trung thc

Phẩm chất trung thực là phẩm chất đầu tiên cần được rèn luyện ở mỗi người, vì tính trung thực là cốt lõi để xây dựng mọi mối quan hệ xã hội, là cơ sở của niềm tin. Thiếu nó con người sẽ trở thành dối trá, có thể phản bội, đánh mất niềm tin với mọi người, thậm chí trở thành tội phạm.

Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và chân lí trong mọi quan hệ, cư xử. Trung thực có một giá trịđạo đức lớn lao ở chỗ : Nó đòi hỏi chủ thể nhận thức, hành động vì sự thật mà vì vậy lợi ích của chính mình trong trường hợp nào đó có thể bị thiệt thòi, nhưng mang lại lợi ích cho người khác, bảo vệ lợi ích xã hội, chân lí, lẽ phải, thậm chí có khi phải hi sinh lợi ích cá nhân.

Sống trung thực là một đức tính quý báu. Nó không tự có, mà phải trải qua quá trình khổ luyện. Để trở thành người trung thực, cần phải :

- Rèn luyện lòng dũng cảm, có lí trí và tôn trọng danh dựđể trong mọi quan hệ lời nói, hành động luôn phù hợp với sự thật, lẽ phải, chân lí nhằm bảo vệ công bằng xã hội.

- Có sự công tâm : Ngay thẳng, khách quan, không thiên vị, không vì vụ lợi hoặc quan hệ cá nhân, gia đình mà lời nói hoặc việc làm bị thiên lệch.

- Giàu lòng nhân ái và kiên định, thà chịu thiệt thòi, mất mát, hi sinh nhưng kiên quyết không phản bội lại chính mình hoặc người khác - điều đó cần đến sự mạnh mẽ của lương tâm, sự lựa chọn sáng suốt của trí tuệ.

Tuy nhiên, không phải mọi lời nói dối đều vô đạo đức. Đôi khi sự nói dối vì tế nhị, vô hại, làm cho người khác tin tưởng, lạc quan phấn đấu vươn lên là cần thiết. Chị

Võ Thị Sáu khi bị địch bắt, dụ dỗ, đánh đập, tra khảo dã man, nhưng chị đã kiên quyết “không biết”, một mực không khai cơ sở cách mạng. Chịđã dũng cảm hi sinh khi mười bảy tuổi. Chịđã nêu tấm gương kiên cường, bất khuất trước kẻ thù.

Khiêm tn

Khiêm tốn là một phẩm chất được đánh giá cao trong cuộc sống. Người có đức tính khiêm tốn được mọi người quý trọng, gần gũi, tin tưởng, sẵn lòng giúp đỡ.

Người khiêm tốn là người biết tôn trọng, biết học tập thành tích, công lao của người khác, biết coi thành công và ưu điểm của mình là một bộ phận của thành tích chung, trung thực và công bằng trong đánh giá mình và mọi người.

Trong cuộc sống thường nhật, khi người ta tựđánh giá mình hoặc đánh giá hành vi của người khác do thiếu khiêm tốn sẽ rơi vào các trường hợp :

- Hoặc là tự kiêu : Đánh giá quá cao về mình, coi thường người khác, dẫn tới : + Không công bằng.

+ Khoe khoang, khoác lác, do đó làm mất lòng tin với mọi người.

+ Chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi, đố kị, làm cho mọi người phải cảnh giác khi tiếp xúc với mình.

+ Có khi hãnh tiến, ảo tưởng, vì vậy dẫn đến thất bại không đáng có.

- Hoặc là tự ti : Mặc cảm về sự thấp kém của mình so với người khác, e dè, nhút nhát, thiếu tự tin. Do vậy, dẫn đến hậu quả bất lợi.

+ Sống giấu mình, yếm thế, không dám thể hiện và tự khẳng định, làm cho mình trở nên hèn kém.

+ Không có nhiều cơ hội để giao tiếp, học hỏi và thành đạt.

Tuy nhiên, đề trở thành người khiêm tốn không phải dễ. Nó đòi hỏi mỗi người : - Phải biết đánh giá và có thói quen đánh giá đúng về mình và người khác. Không tô hồng cho mình, không bôi đen cho người khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biết trân trọng những giá trị, thành tích, công lao của người khác và vui mừng trước sự thành đạt, sự tiến bộ của người khác, có ý thức cầu thị.

- Biết phát huy ưu điểm và khắc phục sai lầm khuyết điểm của bản thân để tự

khẳng định và không ngừng vươn lên.

- Biết nghiêm khắc với bản thân mình, tế nhị góp ý với sai lầm khuyết điểm của người khác.

- Phải tự mình và giúp người khác chống lại :

+ Tính kiêu ngạo : Quá đề cao mình, hạ thấp người khác. Như vậy, sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi trong giao tiếp : Hãnh tiến, ảo tưởng.

+ Tính tự ti : Mặc cảm về sự thấp kém của mình so với người khác, e dè, nhút nhát, thiếu tự tin ; hoặc sống giấu mình, yếm thế, không dám thể hiện và tự khẳng định, làm cho mình vì thế, trở nên lạc hậu.

+ Tính ích kỉ, hẹp hòi, níu áo, gây cản trở sự thăng tiến của người khác và tự hạ

thấp hoặc làm mất danh dự, lòng tin của mọi người với mình.

Lòng dũng cm

Dũng cảm là sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, hi sinh mất mát, dám đương đầu với hiểm nguy để bảo vệ và vươn tới cái thiện, chính nghĩa và chân lí.

Tinh thần dũng cảm là một phẩm chất cao quý của giá trịđạo đức, vì thiếu nó : - Điều tốt đẹp của bản thân nếu có thì chỉ có trong ý thức mà không trở thành hiện thực.

- Cái ác và phi nghĩa trong xã hội dần gia tăng, trở thành một lực lượng chống lại con người.

- Con người không thể vượt qua khó khăn thử thách, không dám hi sinh đểđạt đến bến bờ hạnh phúc.

Cũng như phẩm chất trung thực và khiêm tốn, lòng dũng cảm không sẵn có trong mỗi chúng ta. Trong thực tế, đã không ít người chùn bước trước khó khăn, hoặc sa

ngã vì không đủ

bản lĩnh và lí trí để vượt qua thói xấu của bản thân mình hoặc sự cám dỗ của những tiêu cực xã hội. Bởi vậy, việc rèn luyện tinh thần dũng cảm đòi hỏi mỗi người : - Trước hết phải có bản lĩnh, lí trí sáng suốt khi suy nghĩ, hành động để chiến thắng bản thân mình và sự cám dỗ trước những tiêu cực xã hội.

- Có tài trí thông minh, ý chí kiên định, lập trường vững vàng để bảo vệ lẽ phải. - Dám hi sinh vì công lí, dẫu biết rằng phải mất mát, thiệt thòi.

- Biết yêu, biết ghét, biết vì mọi người, biết kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể, cộng đồng, xã hội. Dũng cảm không có nghĩa là bất chấp tất cảđể đạt được lợi ích cá nhân.

Đoàn kết, mưu trí, dũng cảm là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nhờ phát huy truyền thống đó, dân tộc ta đã làm nên các cuộc kháng chiến giữ nước oanh liệt. Trong thời đại khoa học - Công nghệ hiện nay, thế hệ trẻ cần dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Tính nguyên tc và k lut

Nguyên tắc là những quan điểm, tư tưởng phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Nó chỉ đạo hành động, đảm bảo cho hành động của con người phù hợp đạo đức, luật pháp, giữ gìn được sự trong sáng của lương tâm.

Người có tính nguyên tắc là người luôn vận dụng, thực hiện đúng các yêu cầu đạo

đức, pháp luật, kỉ luật để hành động phù hợp chuẩn mực đạo đức, pháp luật, quy

định của xã hội trong hoàn cảnh thực tế.

Kỉ luật : Phép tắc, luật lệ, quy định được gia đình, tổ chức, tập thể, xã hội đặt ra để mọi người tuân theo đểđảm bảo sự thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức, tập thểđó.

Tính kỉ luật : Sự chấp hành nghiêm chỉnh, tự giác các quy định của tập thể, của xã hội mọi lúc mọi nơi.

Tính nguyên tắc và kỉ luật là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của cá nhân. Nó có vai trò định hướng hoạt động và ứng xử cho cá nhân nhằm xây dựng xã hội trật tự thống nhất, có văn hoá, mọi người tôn trọng nhau và tôn trọng trật tự

chung.

Thực hiện tính nguyên tắc và kỉ luật là sự tổng hợp các phẩm chất trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết giữ chữ tín, tự trọng và tôn trọng người khác, tôn trọng quy định của tập thể, xã hội. Nó đòi hỏi mỗi người : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có trí tuệ, tri thức, tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm trong quan hệ với người khác, tập thể, xã hội.

- Hành động phải phù hợp với lẽ phải, với chân lí, đạo lí và pháp lí, phải trung thực,

đảm bảo tính khách quan và thật sự trong sáng.

- Kiên quyết chống lại thói vô nguyên tắc, tuỳ tiện, bảo thủ và cơ hội.

- Nguyên tắc luôn đi đôi với kỉ luật : Giữ vững kỉ luật là một nguyên tắc sống quan trọng, là phương tiện để kiểm soát hành vi của con người và đạt đến tự do tất yếu của cá nhân. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã từng dạy : “Người tự do nhất là người sống có kỉ luật nhất”. Người sống có nguyên tắc cũng chính là có ý thức tổ chức kỉ luật nghiêm minh. Điều đó phải được rèn luyện thường xuyên với ý chí mạnh mẽ, dũng cảm vượt qua chính bản thân mình, chống lại sự do dự, vô kỉ luật và lối sống tự do tuỳ tiện nhật thường.

Song, tính nguyên tắc không đồng nhất với sự cứng nhắc, máy móc. Trong thực tế

cuộc sống, có khi phải biết cách thoả hiệp có nguyên tắc để giữ vững nguyên tắc cơ

của tập thể và xã hội. Chính sự nhân nhượng có nguyên tắc bằng việc vận dụng các

đối sách mềm dẻo với thù trong giặc ngoài của Hồ Chủ tịch sau Cách mạng Tháng Tám-1945 đã làm cho nước ta giữ vững được chính quyền cách mạng non trẻ trước bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập hiện nay

Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách đối ngoại cực kì linh hoạt : Đa dạng hoá,

đa phương hoá quan hệ quốc tế trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình

đẳng, cùng có lợi nhằm tạo thế và lực mới cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước tiến lên vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

3.2. Các đức tính cn, kim, gi ch tín

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức lớp 1 ppt (Trang 25 - 29)