Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơđẳng về các chuẩn mực hành vi, trên cơ sởđó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Các chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức : lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ mới đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỉ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ hằng ngày của các em, đó là :
- Quan hệ của cá nhân đối với xã hội : Tôn kính Quốc kì, Quốc ca, kính yêu Bác Hồ, tự hào vềđất nước, con người Việt Nam, biết ơn những thương binh liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội, công an, yêu quê hương, làng xóm, phố phường, yêu mến và tự
hào về trường, lớp, giữ gìn môi trường sống xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá do cha ông để lại,...
- Quan hệ cá nhân đối với công việc, lao động : Trước hết là biết chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, có phương pháp học tập tốt, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau (lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động công ích cho xã hội,...).
- Quan hệ cá nhân đối với những người xung quanh : Đầu tiên là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật,... theo khả năng của mình. - Quan hệ cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản của người khác : Tôn trọng, bảo vệ
tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, sách vởđồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm,...), của nhà nước (nhà cửa, máy móc, hàng hoá, các di tích lịch sử – văn hoá, những nơi công cộng,...), của người khác (đồđạc, thư từ,...). - Quan hệ cá nhân đối với thiên nhiên : Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi
ở, nơi học, nơi chơi, nơi qua lại ; bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi,
động vật có ích, diệt trừ động vật có hại (chuột, muỗi, gián,...), làm vệ sinh môi trường...
- Quan hệ đối với bản thân : Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, giữ vệ sinh, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình,...
Khi thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, đối với từng chuẩn mực hành vi đạo
đức cần giúp học sinh hiểu :
- Yêu cầu của chuẩn mực : Chuẩn mực yêu cầu học sinh thực hiện điều gì ? Làm gì ?
- Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi : Việc thực hiện mang lại lợi ích, tác dụng gì ? Nếu không thực hiện mà làm trái lại thì có tác hại gì ?
- Cách thực hiện chuẩn mực đó : Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công việc gì ? Làm như thế nào ?
Những tri thức đạo đức này giúp học sinh biết được cái đúng - cái sai, cái tốt - cái xấu, cái thiện - cái ác,... Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh, phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác,... Ý thức đạo
đức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức.