Các quyết định liên quan đến dán nhãn

Một phần của tài liệu Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bình (Trang 26 - 29)

- Sản phẩm (Product): quản lý các yếu tố của sản phẩm bao gồm lập kế hoạch và phát triển đúng những mặt hàng/dịch vụ mà công ty sẽ đưa ra thị

4/Các quyết định liên quan đến dán nhãn

Hầu hết các bao bì được in những thông tin để hỗ trợ người sử dụng. Đối với các sản phẩm tiêu dùng, việc dán nhãn cực kì quan trọng vì một số lí do:

- Nhãn sản phẩm giúp thu hút sự chú ý của người mua. Sử dụng những từ dễ nắm bắt và gợi mở có thể khiến người tiêu dùng dừng lại và đánh giá sản phẩm.

- Nhãn sản phẩm chính là vật đầu tiên người tiêu dùng nhìn thấy và như vậy nó mang ấn tượng ban đầu về sản phẩm.

- Nhãn sản phẩm cung cấp những thông tin về sản phẩm giúp người mua quyết định có nên mua hay không và tăng trải nhiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm (như công thức hướng dẫn).

- Nhãn sản phẩm có thể chứa mã sản phẩm quốc tế (UPC) và trong một số trường hợp có thể xác định tần số radio (RFID) và quản lý việc lưu kho.

- Nhãn hiệu có vai trò quan trọng đối với các công ty kinh doanh trên thị trường quốc tế hoặc các nền văn hoá đa dạng trong một nước (cần phải có nhãn hiệu song ngữ hoặc đa ngữ).

- Ở một số quốc gia, nhiều sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm theo luật phải dán nhãn nhất định để liệt kê các thành phần, thông tin về dinh dưỡng hay thông tin sử dụng trên sản phẩm.

Chính sách giá

Giá là gì?

- Theo quan điểm người mua: Đối với người mua hàng, như khách hàng cuối cùng, giá nói đến những gì phải bỏ ra để có được lợi ích. Trong hầu hết các trường hợp, những gì được bỏ ra là sự cân nhắc về tài chính để đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ. Tuy nhiên, sự cân nhắc về tài chính không phải lúc nào cũng là thứ người mua phải từ bỏ. Đôi khi, trong tình huống đổi hàng lấy hàng, người mua có thể có được một loại hàng hóa khi bỏ ra hàng hóa của bản thân mình.

- Theo quan điểm người bán: Đối với bên bán trong một giao dịch, giá phản ánh doanh thu sinh ra khi bán mỗi sản phẩm, do đó, nó là một nhân tố quan trọng quyết định lợi nhuận. Đối với những công ty marketing, giá cũng đóng vai trò là một công cụ marketing và là một yếu tố then chốt trong xúc tiến marketing.

Các chính sách giá:

- Định giá cao: Sử dụng một mức giá cao khi có hàng hóa hay dịch vụ độc đáo. Cách tiếp cận này được sử dụng khi có một lợi thế cạnh tranh đáng kể tồn tại. Những sản phẩm xa xỉ như du thuyền Cunard, phòng khách sạn Savoy thường được định giá rất cao.

- Định giá thâm nhập thị trường: Đưa ra một mức giá thấp cho sản phẩm và dịch vụ một cách có chủ ý nhằm chiếm thị phần. Một khi thị phần đạt được, giá sẽ được nâng lên.

- Định giá theo mức chi phí/Định giá tiết kiệm: Đây là mức giá thấp đạt được do sản phẩm được cung cấp với mức chi phí tối thiểu (không kèm theo các nhân tố như bao bì đẹp, thương hiệu nổi tiếng…). Chi phí marketing và chi phí sản xuất được giữ ở mức thấp nhất. Các siêu thị thường có những mặt hàng với giá tiết kiệm như súp, mì ống…

- Giá hớt váng: Định một mức giá cao bởi vì doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Tuy nhiên, lợi thế này không ổn định. Mức giá bán cao có xu hướng thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường. Việc giá bán sẽ giảm xuống là điều không thể tránh khỏi vì lượng cung gia tăng.

Định giá cao, định giá thâm nhập thị trường, định giá theo mức chi phí, và giá hớt váng là bốn chính sách giá chủ yếu. Chúng tạo nên cơ sở cho việc định giá sản phẩm. Tuy nhiên cũng có những chiến lược định giá quan trọng khác:

- Định giá tâm lí: Cách tiếp cận này được sử dụng khi một nhà marketing muốn khách hàng phản ứng trên cơ sở cảm xúc, chứ không phải bằng lý trí. Ví dụ mức giá triển vọng là 999 ngàn đồng chứ không phải là một triệu.

- Định giá theo dãy sản phẩm: Những nơi có một dãy sản phẩm hay dịch vụ thì việc định giá phản ánh lợi ích của từng phần của dãy sản phẩm đó. Ví dụ dịch vụ rửa xe. Rửa xe đơn thuần mất 10 ngàn đồng, rửa và đánh bóng xe mất 40 ngàn đồng, và trọn bộ là 50 ngàn đồng.

- Định giá sản phẩm tuỳ trọn: Các công ty sẽ cố gắng gia tăng sự chi tiêu của khách hàng một khi họ bắt đầu mua sản phẩm. "Sản phẩm bổ sung" tuỳ chọn sẽ làm tăng tổng giá thành của hàng hoá hay dịch vụ. Ví dụ hành khách đi tàu sẽ phải trả thêm tiền khi yêu cầu ghế nằm thay vì ghế ngồi.

- Định giá sản phẩm phụ thuộc: Khi một sản phẩm cần phải có các sản phẩm đi kèm, các công ty sẽ đặt một mức giá cao cho các sản phẩm đi kèm sau khi khách hàng đã mua sản phẩm chính. Ví dụ nhà sản xuất ổ cắm điện sẽ đưa ra một mức giá thấp cho ổ cắm, nhưng họ sẽ bù đắp lợi nhuận của việc bán ổ cắm (thậm chí còn với mức lợi nhuận cao hơn bình thường) bằng việc bán những phích cắm thiết kế duy nhất phù hợp với ổ cắm điện đó.

- Định giá theo gói sản phẩm: Người bán hàng sẽ kết hợp một vài loại sản phẩm thành một gói. Việc làm này cũng là nhằm bán những hàng tồn cũ. Băng video và đĩa CD thường được bán theo cách định giá này.

- Định giá khuyến mãi: là một cách làm rất thông dụng: mua một tặng một, giảm giá giờ vàng…

- Định giá theo địa lý: Định giá theo địa lý là đương nhiên khi giá của sản phẩm thay đổi theo khu vực địa lý trên thế giới. Ví dụ, ở những nơi sản phẩm ít có hoặc những nơi mà chi phí vận chuyển cao thì giá sản phẩm sẽ cao hơn.

- Định giá theo giá trị: Cách tiếp cận này được sử dụng những nhân tố bên ngoài như suy thoái hay cạnh tranh gia tăng buộc các công ty phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ giá trị để duy trì lượng bán.

Khi đưa ra các quyết định về giá, các doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thi_n chính sách marketing mix cho công ty TNHH Hòa Bình (Trang 26 - 29)