- Môi trường chính trị: Môi trường chính trị có đặc điểm là luật pháp
c. Nhân tố môi trường nội tạ
Môi trường nội tại của doanh nghiệp chính là các yếu tố tồn tại bên trong doanh nghiệp. Các đơn vị của doanh nghiệp, đội ngũ quản lý và nhân viên của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp gồm: tổ chức hệ thống, nhân sự, tài sản vô hình, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất kinh doanh. Trong đó, yếu tố nhân sự ảnh hưởng sâu rộng đến các chính sách marketing - mix, nó được thể hiện trong việc phân công lao động trong công ty - chính điều này tạo nên hiệu quả cho hoạt động marketing công ty, mỗi bộ phận trong công ty do được phân công lao động rõ ràng nên họ luôn ý thức được nhiệm vụ của mình trong vấn đề chuyên môn hay còn gọi là chuyên môn hoá, ví dụ như: bộ phận nghiên cứu marketing sẽ chuyên môn nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thị trường, đối thủ,...Chính sự chuyên môn làm cho hiệu quả công việc cao hơn và dẫn đến các quyết định trong marketing - mix hiệu lực hơn.
Khả năng tài chính của công ty cũng ảnh hưởng lớn đến các quyết định marketing của công ty. Nó được thể hiện ở khả năng huy động vốn cho sản xuất của công ty, ví dụ: khi công ty dự định sản xuất một sản phẩm mới để tung ra thị trường thì công ty cần phải đầu tư công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó, khi sản phẩm được đưa ra thị trường công ty phải lựa chọn kênh phân phối và lựa chọn hoạt động xúc tiến do đó khả năng tài chính ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn loại hình kênh phân phối và loại hình hoạt động xúc tiến thương mại.
Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố nội lực không thể thiếu đối với bất kỳ một công ty nào. Cơ sở vật chất có thể được coi là nền tảng cho sự phát triển của công ty. Với một công ty cơ sở vật chất kỹ thuật kém thì khả năng tồn tại và phát triển là không thể. Bởi khi cơ sở vật chất kỹ thuật kém thì không thể sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, càng không thể đạt được năng suất tối đa của thiết bị kỹ thuật từ đó làm cho giá thành sản
phẩm cao hơn so với khi sản xuất bằng những thiết bị hiện đại, điều này làm giá cả cao hơn so với thực tế và điều hiển nhiên là sản phẩm sẽ không có khả năng cạnh tranh lâu dài trên thị trường. Như vậy, sẽ đồng nghĩa với việc công ty sẽ thất bại.
Ngoài ra, sự hợp tác hiệu quả giữa các lĩnh vực quản trị, marketing, tài chính - kế toán, sản xuất, nghiên cứu và phát triển cũng tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.
Đồng thời, bản sắc văn hóa của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng khá quan trọng trong doanh nghiệp bởi nó tạo cho doanh nghiệp có một không khí làm việc riêng, nó là cái để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chính nhờ có bản sắc riêng này mà nhân viên trong doanh nghiệp ý thức được rằng mình đang làm việc trong một tổ chức và họ sẽ hết mình để phục vụ cho mục đích chung của doanh nghiệp, điều này được thể hiện ở thái độ làm việc của nhân viên. Nếu thái độ của họ nhiệt tình thì năng suất công việc sẽ cao và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt. Còn nếu ngược lại thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại phong cách làm việc của mình.
Như vậy, những nhân tố nội tại của bản thân công ty có ảnh hưởng đến vấn đề điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn phấn đấu không ngừng tăng cường điểm mạnh và loại trừ bớt những điểm yếu.
1.3.2. Tiêu chí đánh giáa. Có triết lý khách hàng a. Có triết lý khách hàng
Người ta có thể dựa vào triết lý khách hàng để đánh giá hiệu quả của các chính sách marketing - mix. Ngày nay, doanh nghiệp phải coi “khách hàng là thượng đế” do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp phải hướng vào khách hàng. Việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu luôn luôn tồn tại trong chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, tiêu chí để đo lường, đánh giá chính sách marketing - mix quan trọng nhất chính là triết lý khách hàng hay sự thoả mãn khách hàng của doanh nghiệp. Để đánh giá được chính sách
marketing mà doanh nghiệp sử dụng có hiệu qủa hay không doanh nghiệp cần phải dựa vào các chỉ tiêu trong triết lý khách hàng như:
- Khách hàng có thực sự được thoả mãn khi mua sản phẩm của doanh nghiệp không?
- Tại sao khách hàng lại quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp? - Sản phẩm của doanh nghiệp có điểm gì nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh?
Như vậy, triết lý khách hàng chính là tiêu thức để doanh nghiệp tự soi mình sau khi thực hiện các chính sách mà doanh nghiệp đã áp dụng để có những sự điều chỉnh thích hợp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay không những chú trọng vào các vấn đề mang tính chiến lược mà ban giám đốc còn đi sâu vào các vấn đề cụ thể, nhất là lực lượng bán hàng - họ chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là những người cũng góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp vì họ có thể giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng và thu hút những khách hàng mới.