-Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 151 - 162)

1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG

6.4.2-Tổ chức thực hiện

6.4.2.1 -Tổ chức thực hiện

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với nhiều ngành từ Trung ương, các Sở, ngành ở địa phương để thực hiện quy hoạch, gồm:

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của Quy hoạch.

- Hướng dẫn đôn đốc các Sở, ngành, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch này.

- Chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá và chỉ đạo, phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thị xã liên quan thực hiện các danh mục nhiệm vụ, dự án ư tiên đầu tư, trên cơ sở đó xây dựng các chương trình cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên, để theo chức năng nhiệm vụ của các Sở, ngành, địa phương thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thị xã và các cơ quan chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Quy hoạch; trình Chủ tịch UBND quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Quy hoạch trong trường hợp cần thiết.

- Chủ trì, phối hợp với Trung ương, các tỉnh liên quan trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch.

2- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch.

6.4.2.2 -Đề xuất đề tài dự án cần thực hiện

Để có cơ sở hoàn thiện quy hoạch, quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên NDĐ cần tiến hành các đề tài hoặc dự án sau:

Điều tra đánh giá tài nguyên NDĐ

1. Điều tra đánh giá tài nguyên NDĐ mức độ tương đương tỉ lệ 1/50.000 toàn tỉnh Sóc Trăng.

2. Tìm kiếm đánh giá nguồn nước NDĐ đới ven bờ Vĩnh Châu - Trần Đề. 3. Nghiên cứu đánh giá diễn biến trữ lượng NDĐ do ảnh hưởng biến đổi khí

hậu và nước biển dâng.

Bảo vệ tài nguyên NDĐ

4. Nghiên cứu đánh giá khả năng xâm nhập mặn do ảnh hưởng khai thác khu vực TP. Sóc Trăng.

5. Nghiên cứu giải pháp bổ sung nhân tạo cho NDĐ ở khu vực TP. Sóc Trăng, các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Mỹ Xuyên.

6. Nghiên cứu đánh giá khả năng suy giảm trữ lượng NDĐ khu vực khan hiếm NDĐ các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Mỹ Xuyên do khai thác.

7. Điều tra hiện trạng lỗ khoan hỏng, xây dựng quy trình và lập kế hoạch trám lấp trong toàn tỉnh Sóc Trăng.

8. Lập đề cương nhiệm vụ thường xuyên quan trắc tài nguyên môi trường NDĐ tỉnh Sóc Trăng.

9. Đưa thông tin về cảnh báo và dự báo trên phương tiện thông tin

Tăng cường năng lực quản lý

T đồng)

1

Điều tra đánh giá tài nguyên NDĐ mức độ tương đương tỉ lệ 1/50.000 toàn tỉnh Sóc Trăng.

Đánh giá chính xác tiềm năng nguồn NDĐ làm cơ sở cho việc rà soát điều chỉnh quy hoạch

-Đo vẽ bổ sung ĐC - ĐCTV tỉ lệ 1/50.000. - Đo sâu điện bổ sung. - Khoan ĐCTV, đo carota và hút nước thí nghiệm.

- Lấy và phân tích mẫu. - Các công tác khác. -Bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1/50.000 chuẩn Quốc gia và các sản phẩm liên quan theo quy phạm. - Báo cáo kết quả.

7.500

Nguồn kinh phí địa phương hoặc đề nghị hỗ trợ từ Trung ương

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tìm kiếm đánh giá nguồn nước NDĐ đới ven bờ Vĩnh Châu - Trần Đề.

Đánh giá trữ lượng khai thác NDĐ nhạt ven bờ giới hạn độ sâu 5m

- Đo sâu điện - Khoan ĐCTV, đo carota và hút nước thí nghiệm.

- Lấy và phân tích mẫu. - Các công tác khác.

-Trữ lượng tiềm

năng NDĐ.

- Bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1/100.000 theo tài liệu địa vật lý. - Báo cáo kết quả.

2.900 Nguồn kinh phí địa phương

3

Nghiên cứu đánh giá diễn biến trữ lượng NDĐ do ảnh hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Đánh giá tiềm năng nguồn NDĐ theo các kịch bản biến đổ khí hậu và nước biển dâng

-Thu thập tài liệu - Thí nghiệm thấm xuyên.

- Quan trắc đo sâu điện. - Mô hình NDĐ.

- Các công tác khác

-Bản đồ tiềm năng NDĐ tỉ lệ 1/50.000 theo các kịch bản. - Báo cáo kết quả.

2.800 Nguồn kinh phí địa phương

14

4

Nghiên cứu đánh giá khả năng xâm nhập mặn do ảnh hưởng khai thác khu vực TP. Sóc Trăng.

Xác định mức độ xâm nhập mặn từ bên bên sườn và thấm xuyên do ảnh hưởng khai thác quá mức

-Thu thập tài liệu - Khoan ĐCTV, đo carota và hút nước thí nghiệm.

- Quan trắc đo sâu điện. - Quan trắc động thái NDĐ.

- Mô hình NDĐ. - Các công tác khác.

-Đề xuất quy mô và quy trình khai thác hợp lý NDĐ ở TP.

Sóc Trăng.

- Báo cáo kết quả.

2.000 Nguồn kinh phí địa phương

5

Nghiên cứu giải pháp bổ sung nhân tạo cho NDĐ ở khu vực TP. Sóc Trăng, các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Mỹ Xuyên.

Xác định khả năng thực hiện BSNT cho hai tầng chứa nước qp3 và qp2-3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bằng thu gom nước mưa.

- Xây dựng pilot tại 3 địa phương (lỗ khoan, hồ chứa...) và vận hành.- Quan trắc mực nước và chất lượng nước.- Các công tác khác. -Quy trình bổ sung nhân tạo bằng thu gom nước mưa.- Báo cáo kết quả.

2.500 Nguồn kinh phí địa phương

6

Nghiên cứu đánh giá khả năng suy giảm trữ lượng NDĐ khu vực khan hiếm NDĐ các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Mỹ Xuyên do khai thác.

Xác định khả năng đáp ứng NDĐ đối với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tiêu cực do khai thác quá mức

-Thu thập tài liệu - Quan trắc đo sâu điện. - Quan trắc động thái NDĐ.

- Mô hình NDĐ. - Các công tác khác.

-Đề xuất quy mô khai thác hợp lý. - Báo cáo kết quả.

2.000 Nguồn kinh phí địa phương

14

7

Điều tra hiện trạng lỗ khoan hỏng, xây dựng quy trình và lập kế hoạch trám lấp trong toàn tỉnh Sóc Trăng. Xác định số lượng các lỗ khoan cần trám, đề xuất quy trình và lập kế hoạch thực hiện

- Điều tra hiện trạng và xác định các lỗ khoan hỏng.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình trám lấp. - Lập kế hoạch thực hiện - Damh mục các lỗ khoan cần trám lấp. - Quy trình và kế hoạch thực hiện - Báo cáo kết quả.

1.500 Nguồn kinh phí địa phương

14

KẾT LUẬN

Dự án “Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh đến năm 2020” do Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng chủ trì thực hiện và đơn vị thực hiện là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam nhằm xây dựng cơ sở khoa học đáp ứng nhu cầu về quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên NDĐ bền vững, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng. Kết quả thực hiện những nội dung chính sau:

- Đã xác định được hiện trạng khai thác NDĐ trong toàn tỉnh vào thời điểm tháng 5/2009 là: 244.850m3/ngày, trong đó lượng nước khai thác sử dụng cho sinh hoạt là 68.577m3/ngày cho sản xuất là 176.273m3/ngày.

- Đã xác định giá trị trữ tiềm năng NDĐ nhạt toàn tỉnh Sóc Trăng là 3.052.378m3/ngày và NDĐ mặn là 4.869.828m3/ngày.

- Đã biên hội bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1:50.000 và 6 mặt cắt kèm theo. Bản đồ được xây dựng theo quy phạm hiện hành của Việt Nam trên cơ sở những tài liệu đã có kết hợp với các tài liệu mới được nghiên cứu. Kết quả thực hiện đã đánh giá đầy đủ điều kiện ĐCTV với những thông tin cậy phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo của Dự án.

- Đã tiến hành xây dựng bản đồ triển vọng khai thác NDĐ tỉ lệ 1:50.000. Kết quả đã phân chia tinh Sóc Trăng thành các khu vực có triển vọng khai thác khác nhau đề làm nền cho các bản đồ quy hoạch và thiết kế quy hoạch.

- Đã xây dựng được bản đồ phân vùng bảo vệ tài nguyên NDĐ tỉ lệ 1/50.000. - Đã tiến hành xây dựng các bản đồ Quy hoạch khai thác tỉ lệ 1:50.000 minh họa cho kết quả quy hoạch khai thác bảo vệ tài nguyên NDĐ, gồm: Bản đồ quy hoạch khai thác sử dụng và phân bổ tài nguyên nước đến năm 2020 và Bản đồ Quy hoạch khai thác tầng chứa nước đến năm 2020.

- Đã hoàn thành xây dựng mô hình dòng chảy NDĐ. Kết quả mô hình đã mô phỏng được hệ thống NDĐ trong khu vực tỉnh Sóc Trăng. Kết quả đã tiến hành các tính toán phục vụ hiệu quả cho công tác quy hoạch: tính toán mực nước hạ thấp, xác định lượng khai thác giới hạn, tính toán xâm nhập mặn

Công tác quy hoạch quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên NDĐ được thực hiện trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu ĐCTV và các tài liệu liên quan được cung cấp từ các Sở, Ban Ngành ở Sóc Trăng. Kết quả đã tiến hành phân vùng triển vọng khai thác để làm nền cho việc phân bổ tài nguyên NDĐ nhằm đảm bảo đầy đủ lượng nước cho nhu cầu sinh hoạt và điều chuyển cho các nhu cầu sản xuất khác. Qua đó đã xác định được lượng nước cần quy hoạch khai thác và bảo vệ là 379.916m3/ngày.

Xin cám ơn Sở tài nguyên và môi trường cùng các Sở, Ban, Ngành ở tỉnh Sóc Trăng đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện Dự án cũng nhưng cung cấp những số liệu hữu ích phục vụ hiệu quả cho công tác quy hoạch tài nguyên NDĐ.

Vì nhiều lý do, quá trình thực hiện Dự án chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các nhà chuyên môn và các nhà quản lý để báo cáo được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngô Đức Chân, 2009; Báo cáo kết quả đề tài: “Nghiên cứu điều tra bổ sung, quy hoạch quản lý khai thác, bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất tỉnh BR - VT”; Lưu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BR - VT và Liên đoàn QH&ĐT Tài nguyên nước miền Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[2] Nguyễn Huy Dũng và nnk, 2004; Báo cáo kết quả đề tài: "Phân chia địa tầng N - Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng bằng Nam bộ"; Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Lưu trữ tại Thư viện Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Nam cũ. Nghiên cứu điều tra bổ sung, quy hoạch quản lý khai thác, bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất tỉnh BR - VT

[3] Bùi Thế Định và nnk, 1992, Báo cáo lập bản đồ ĐCTV - ĐCCT tỉ lệ 1:200.000 vùng Nam bộ, Lưu Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. [4] Vũ Bình Minh và nnk, 1994, Báo cáo tìm kiếm đánh giá nguồn NDĐ vùng

Sóc Trăng, Lưu Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

[5] Đỗ Tiến Hùng, Ngô Đức Chân và nnk, 1996, Báo cáo điều tra địa chất đô thị vùng đô thị Sóc Trăng, Lưu Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. [6] Trần Hồng Phú và nnk, 1995, Bản đồ ĐCTV - ĐCCT tỉ lệ 1:500.000 toàn

quốc, Lưu Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

[7] Đỗ Tiến Hùng và nnk, 2001; Báo cáo kết quả đề tài: "Quy hoạch khai thác và sử dụng nước ngầm TPHCM"; Lưu Thư viện Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam.

[8] Đỗ Tiến Hùng và nnk, 2004; Báo cáo kết quả đề tài: "Nghiên cứu điều tra bổ sung, biên hội loạt bản đồ ĐCTV tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 và qui hoạch quản lý khai thác, bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất"; Lưu Thư viện Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam cũ.

[9] Tô Vân Trường và Trần Văn Lã, 2008, Báo cáo “Quy hoạch tài nguyên nước vùng lưu vực sông Đồng Nai”, Viện Quy hoạch thủy lợi Nam bộ. [10] Nguyên Tiến Tùng, 2008, báo cáo đề tài “Biên hội loạt bản đồ địa chất

thủy văn tỷ lệ 1:50.000 và ứng dụng tin học trong quản lý nguồn nước dưới đất phục vụ cho quy hoạch khai thác tài nguyên tỉnh Tây Ninh” Lưu trữ tại Liên đoàn QH&ĐT Tài nguyên nước miền Nam và Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Tây Ninh.

[11] Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên nước (nay là Trung tâm Công nghệ và Đánh giá TNN - Cục Quản lý Tài nguyên nước); Đề án “Đánh giá tiềm năng quy hoạch tổng quan khai thác nước ngầm tỉnh Sóc Trăng”. [12] Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn. Tỉnh Sóc, 2000; Đề án “Điều tra hiện trạng giếng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”.

[13] Trung tâm Điều tra Tài nguyên nước cũ - nay là Trung tâm Công nghệ và Đánh giá TNN - Cục Quản lý Tài nguyên nước), 2001; Đề án “Xây dựng mạng quan trắc nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng”.

[14] Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên nước cũ - nay là Trung tâm Công nghệ và Đánh giá TNN - Cục Quản lý Tài nguyên nước,2002; Chương trình “Đánh giá khả năng khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất và công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn nước ngầm tỉnh Sóc Trăng”.

[15] - Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên nước cũ - nay là Trung tâm Công nghệ và Đánh giá TNN - Cục Quản lý Tài nguyên nước, 2003; Tiếp tục thực hiện “Chương trình Đánh giá khả năng khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất và công tác quản lý khai thác bảo vệ nguồn nước ngầm tỉnh Sóc Trăng.

[16] Nguyễn Trắc Việt, 2004. Báo cáo “Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quan trắc - ST Database”; Lưu Đoàn ĐCTV - ĐCCT 806 cũ (nay là Đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước 806).

[17] Quyết định 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. [18] Công văn số 1961/TTg-KNT, ngày 19/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng.

[19] Các trang web liên quan. [20] Các văn bản pháp lý liên quan.

SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN

Phần điều tra bổ sung và đánh giá tài nguyên NDĐ

1- Báo cáo kết quả đánh giá tài nguyên NDĐ: 06 báo cáo. 2- Các bản đồ chuyên môn:

- Bản đồ ĐCTV tỉnh Sóc Trăng tỉ lệ 1:50.000 và mặt cắt: 06 bộ.

- Bản đồ triển vọng khai thác NDĐ tỉnh Sóc Trăng tỉ lệ 1:50.000: 06 bản đồ.

Phần điều tra hiện trạng

1- Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng: 06 báo cáo. 2- Bản đồ hiện trạng khai thác: 06 bản đồ.

4- Toàn bộ phiếu điều tra: 01 bộ.

Phần quy hoạch khai thác tài nguyên NDĐ đến 2020

1- Báo cáo quy hoạch khai thác tài nguyên NDĐ đến năm 2020: 06 báo cáo. 2- Bản đồ quy hoạch khai thác NDĐ: 06 bản đồ.

Kèm theo là 01 bộ đĩa DVD lưu trữ toàn bộ các sản phẩm nêu trên.

Các phụ lục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 1:

- Tài liệu gốc (Tập 1: Tài liệu địa vật lý lỗ khoan thu thập và tập 2: Phiếu đo sâu điện đối xứng ngoài trời).

- Phụ lục 1a: Báo cáo kết quả công tác địa vật lý.

- Phụ lục 1b: Phụ lục báo cáo kết quả công tác địa vật lý - Bản đồ kết quả địa vật lý.

Phụ lục 2: Tập phiếu lỗ khoan ĐCTV.

Phụ lục 2a: Tập phiếu lỗ khoan ĐCTV trên mặt cắt.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 151 - 162)