-Các vấn đề về điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo, thông tin tài nguyên

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 111 - 113)

1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG

4.4.1-Các vấn đề về điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo, thông tin tài nguyên

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG KỲ QUY HOẠCH

Quy hoạch quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên NDĐ nói chung sẽ tập trung giải quyết các vấn đề dưới đây được sắc xếp theo trình tự ưu tiên:

4.4.1 -Các vấn đề về điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo, thông tin tài nguyên nước nguyên nước

Vấn đề 1- Tiềm năng NDĐ chưa điều tra, đánh giá đúng mức

Hiện nay, Bộ TN&MT đã bản hành ban hành quy định về việc điều tra, đánh giá tài nguyên NDĐ (quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT, ngày 04 tháng 09 năm

2007). Theo quyết định này thì tỉnh Sóc Trăng chưa thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết và điều tra, đánh giá theo chuyên đề.

Vấn đề 2 - Điều tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên NDĐ

Các yếu tố tác động đến tài nguyên NDĐ rất nhiều và đa dạng. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng thì những vấn đề sau đây cần quan tâm nhất:

Các yếu tố tự nhiên:

- Nghiên cứu, đánh giá tác động và dự báo ảnh hưởng của khí hậu đến nguồn NDĐ như: xâm nhập mặn, lũ lụt, nước biển dâng...

- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác sử dụng đến tài nguyên NDĐ (khai thác nước mặn để nuôi trồng thủy sản, tưới...).

Các yếu tố nhân tạo:

- Chưa kiểm kê, đánh giá hiện trạng khai thác NDĐ theo định kỳ.

- Rà soát, thống kê lập danh mục, kế hoạch xử lý, trám lấp giếng các lỗ khoan không sử dụng có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn NDĐ.

- Chưa xác định cụ thể trữ lượng có thể khai thác của từng tầng chứa nước tại từng địa phương, theo các nghiên cứu đúng quy trình và quy phạm.

- Chưa xác định mật độ khai thác hợp lý ở từng tầng chứa nước, phân vùng khai thác, vùng hạn chế khai thác.

Vấn đề 3- Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, nhiễm mặn, ô nhiễm, cạn

kiệt nguồn NDĐ và lập danh mục các nơi nguồn NDĐ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt. Đây là nhiệm vụ thực hiện của các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên NDĐ theo chuyên đề nhằm dự án được thực hiện nhằm giải quyết các nhiệm vụ có tính cấp bách hoặc nhiệm vụ chuyên môn có tính đặc thù liên quan đến công tác quản lý, khai thác sử dụng, phát triển và bảo vệ, phòng tránh suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên NDĐ. Đánh giá, dự báo diễn biến của tài nguyên NDĐ và đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng NDĐ đến môi trường.

Cụ thể:

- Nghiên cứu cơ chế xâm nhập và dự báo cho các tầng chứa nước triển vọng ở các vùng có nhu cầu khai thác đang gia tăng mạnh.

- Nghiên cứu cơ chế gây ô nhiễm nguồn NDĐ từ các vùng chuyên canh (rau xanh).

- Nghiên cứu quy trình và đề xuất giải pháp chống cạn kiệt nguồn NDĐ do khai thác tập trung bằng bổ sung nhân tạo.

- Lập danh mục các nơi nguồn NDĐ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.

- Nghiên cứu quy trình công nghệ và sản xuất thiết bị lọc nước lợ - mặn thành nước nhạt phù hợp điều kiện Việt Nam.

Vấn đề 4 - Điều tra, đánh giá, cảnh báo, dự báo các diễn biến bất thường về

Cần thiết phải nhanh chóng hoàn thiện mạng quan trắc tài nguyên môi trường tại các địa phương và vận hành theo đúng quy trình công nghệ. Cụ thể:

- Tiếp tục vận hành mạng quan trắc, giám sát diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn NDĐ.

- Thực hiện việc ra thông báo tình hình diễn biến số lượng, chất lượng tài nguyên NDĐ hằng năm.

- Xác định phạm vi, mức độ áp dụng các biện pháp bảo vệ NDĐ cụ thể đối với vùng và từng địa bàn hành chính.

- Đánh giá diễn biến nguồn NDĐ, tình hình thực tế về số lượng, chất lượng các nguồn NDĐ và khai thác, sử dụng NDĐ để định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung mức độ, chế độ phù hợp.

Vấn đề 5 - Tạo lập cơ sở dữ liệu tài nguyên NDĐ và chia sẻ thông tin giữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các ngành, các địa phương liên quan và Trung ương.

Tại tỉnh Sóc Trăng, công tác ứng công nghệ thông tin và vi tính hoá đã được thực hiện khác tốt. Tuy nhiên, CSDL này thực hiện theo giao thức cũ không tương thích với hệ thống GIS ngày nay nên việc tiếp cận rất khó khăn, đặc biệt là chia sẻ thông tin. Như vậy, cho đến nay tình hình thực hiện CSDL tài nguyên nước cần lưu ý các vấn đề sau:

- Chuẩn bị hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên NDĐ, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo tích hợp với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương.

- Chia sẻ thông tin về tài nguyên nước giữa các ngành.

Tóm lại, cần thiết phải có hệ thống CSDL thống nhất từ Bộ TN&MT đến các địa phương và đào tạo người quản lý sử dụng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 111 - 113)