-Gỉai pháp quy hoạch

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 144 - 151)

1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG

6.4.1 -Gỉai pháp quy hoạch

6.4.1.1 -Giải pháp kỹ thuật

1- Giải pháp chung về khai thác, phân bổ và bảo vệ NDĐ

- Quản lý, bảo vệ để bảo đảm có thể khai thác hiệu quả, ổn định, lâu dài nguồn NDĐ trên toàn vùng với tổng trữ lượng có thể khai thác 379.916m3/ngày.

- Quản lý để bảo đảm cân đối, đáp ứng hài hoà nhu cầu khai thác nguồn NDĐ cấp nước cho sinh hoạt và các nhu cầu khác trên phạm vi từng địa phương.

- Các nhu cầu khác sẽ được xem xét trên cơ sở chú ý đến các ngành không cần chất lượng nước nhạt cao như: làm vệ sinh, tưới, chế biến thủy sản... sẽ bổ sung khai thác thêm lượng nước lợ mặn.

- Bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp bảo vệ tài nguyên NDĐ cụ thể đối với từng khu vực để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm các tầng chứa nước và đáp ứng tiêu chuẩn nguồn nước cấp cho sinh hoạt.

- Thực hiện các quy định, biện pháp bảo vệ nguồn NDĐ trong các hoạt động khoan, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn NDĐ, xử lý trám lấp các giếng khoan không sử dụng.

2- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ và quy mô công trình

Công tác thăm dò khai thác NDĐ cần phải được tiến hành theo trình tự các bước sau:

- Bước 1- Xác định vị trí thăm dò NDĐ.

Căn cứ trên nhu cầu dùng nước (mục tiêu trữ lượng) và khả năng đáp ứng của hệ thống NDĐ sẽ tiến hành xác định vùng thăm dò khai thác thác trên nền bản đồ ĐCTV tỉ lệ lớn nhất hoặc nghiên cứu chi tiết nhất. Khu vực bãi giếng khai thác dự kiến phải nằm ở trung tâm vùng thăm dò khai thác.

- Bước 2 - Xác định đối tượng thăm dò.

Căn cứ vị trí trên bản đồ ĐCTV và CSDL đã có để biết được thông tin ĐCTV cần cho việc lựa chọn tầng khai thác có khả năng cao nhất đáp ứng nhu cầu khai thác.

- Bước 3- Lập đề án thăm dò và xin phép thăm dò.

- Xác định số lượng lỗ khoan thăm dò đáp ứng được mục tiêu trữ lượng và đánh giá trữ lượng khai thác NDĐ.

- Tiến hành thiết kế thăm dò.

- Đánh giá tác động môi trường khai thác thác NDĐ theo mục tiêu trữ lượng yêu cầu.

- Lập hồ sơ xin phép thăm dò và trình duyệt các cấp thẩm quyền. - Tiến hành thăm dò.

- Bước 4- Lập báo cáo thăm dò và xin phép khai thác.

- Sau khi hoàn tất công tác thăm dò sẽ thành lập báo cáo kết quả. - Lập đề án khai thác và trình các cấp thẩm quyền thẩm định - Tiến hành thực hiện các lỗ khoan khai thác.

Các kiểu lỗ khoan khai thác:

Căn cứ vào điều kiện ĐCTV, quy mô khai thác và nhu cầu sử dụng nước ở Sóc Trăng, sẽ có 4 kiểu lỗ khoan khai thác được đề nghị là:

Kiểu 1 - lỗ khoan quy mô nhỏ: Kiểu lỗ khoan dùng trong cung cấp nước cho

ống lọc cùng đường kính đục lỗ, quấn lưới. Loại lỗ khoan này thích hợp đối với vùng sâu có mật độ dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi.

Kiểu 2 - lỗ khoan quy mô trung bình: Kiểu lỗ khoan có thể dùng cấp nước

cho các cụm dân cư quy mô dưới 100 hộ, hoặc nhu cầu sử dụng tương đương. Cấu trúc bằng ống nhựa uPVC đường kính 60 - 90mm, ống lọc cùng đường kính đục lỗ, quấn lưới. Loại lỗ khoan này thích hợp cho các vùng tập trung dân cư như xã hoặc các khu dân cư dọc theo đường giao thông hoặc các nhà máy, xí nghiệp riêng lẻ có nhu cầu khai thác <50m3/ngày. NDĐ sau khi được xử lý sẽ được đưa đến người sử dụng bằng các hệ thống đường ống cấp nước thông thường.

Kiểu 3 - lỗ khoan quy mô bán công nghiệp: Kiểu lỗ khoan này được cấu

trúc bằng ống nhựa uPVC đường kính phần trên 140 - 165mm và phần dưới 114 - 125mm. Ống lọc inox đường kính 114 - 125mm, bọc sỏi ở đoạn đặt ống lọc và trám xi măng cách ly ở phần trên. Loại lỗ khoan này thích hợp đối với thị trấn lớn, huyện lỵ, khu vực có mật độ giao thông tương đối cao, nhà máy, xí nghiệp. NDĐ sau khi được xử lý sẽ được đưa đến người sử dụng bằng các hệ thống đường ống cấp nước thông thường.

Kiểu 4 - lỗ khoan công nghiệp:

Kiểu lỗ khoan này được cấu trúc bằng ống nhựa uPVC đường kính 250 và 400mm. Ống lọc inox đường kính 125 - 219mm (hoặc lớn hơn), bọc sỏi ở đoạn đặt ống lọc và trám xi măng cách ly ở phần trên. Loại lỗ khoan này thích hợp cho các khu vực có mật độ dân cư cao có hệ thống giao thông tốt hoặc khu công nghiệp. NDĐ sau khi được xử lý sẽ được đưa đến người sử dụng bằng các hệ thống đường ống cấp nước thông thường.

Chiều sâu lỗ khoan, chiều dài ống lọc, đường kính lỗ khoan và ống lọc… có thể thay đổi tuỳ thuộc vào độ sâu của tầng chứa nước tại từng vị trí và nhu cầu dùng nước cụ thể. Nói cách khác khi thực hiện các lỗ khoan khai thác đặc biệt là các lỗ khoan loại 3 và 4 cần phải có những đơn vị thi công có kinh nghiệm và thiết bị tốt nhằm có được cấu trúc lỗ khoan tối ưu tránh lãng phí và bảo vệ các tầng chứa nước.

Yêu cầu kỹ thuật chung: Các lỗ khoan phải được thiết kế và thi công theo

các tiêu chuẩn hiện áp dụng cho ngành cấp nước và Bộ TN&MT với ống chống và thiết bị bơm khai thác phải theo các tiêu chuẩn ISO.

Đối với lỗ khoan kiểu 1 và 2

- Phương pháp khoan: Khoan xoay tuần hoàn thuận với dung dịch khoan là sét bentonit.

- Ống chống và ống lọc theo tiêu chuẩn ISO09002 của các công nhựa trong nước sản xuất.

Hình 6.23 - Cấu trúc các kiểu lỗ khoan khai thác Đối với lỗ khoan kiểu 3 và 4

- Phương pháp khoan: Khoan xoay tuần hoàn thuận với dung dịch khoan là sét bentonit hoặc khoan xoay tuần hoàn ngược với dung dịch khoan là nước.

- Ống chống là ống thép hoặc ống nhựa uPVC chuyên dùng cho khai thác NDĐ theo tiêu chuẩn ISO hoặc ASTM.

- Ống lọc loại Johnson hoặc tương đương có khe lọc từ 0,5 đến 2,0mm theo tiêu chuẩn ASTM.

- Bọc sỏi và trám cách ly bằng sét và xi măng.

3- Giải pháp tiết kiệm nước

Sử dụng tiết kiệm phải được xem chiến lược bảo vệ nguồn NDĐ, cần được phổ biến trong cộng động. Các hoạt động chủ yếu gồm:

- Hạn chế sử dụng nước chất lượng tốt cho những hoạt động không cần thiết (chuyển sang sử dụng nước lợ - mặn).

- Hạn chế sử dụng nước dư thừa trong sinh hoạt và sản xuất thông qua việc xây dựng định mức phù hợp thực tế và tăng giá thành (hoặc thuế) gấp nhiều lần đối với lượng nước ngoài định mức này.

- Sản xuất dụng cụ tiêu thụ nước tiết kiệm nước (vòi nước, bồn cầu...).

6.4.1.2 -Các giải pháp về quản lý

1- Tăng cường năng lực điều tra, đánh giá tài nguyên NDĐ

Tăng cường điều tra, đánh giá, quy hoạch, quan trắc, giám sát, dự báo để cung cấp đầy đủ dữ liệu, thông tin về NDĐ phục vụ có hiệu quả công tác quản lý việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước có hiệu quả, trước hết tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên NDĐ, ưu tiên thực hiện trước đối với những vùng, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm xâm nhập mặn cao, khu vực có nhu cầu khai thác đang tăng mạnh.

- Thực hiện chương trình kiểm kê, đánh giá nguồn NDĐ theo định kỳ: kiểm kê hiện trạng khai thác NDĐ kết hợp với rà soát, thống kê lập danh mục các giếng khoan phải xử lý trám lấp và xây dựng kế hoạch xử lý, trám lấp giếng hàng năm.

- Xây dựng, quản lý, khai thác mạng quan trắc, giám sát diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn NDĐ (kết hợp với mạng quan trắc tài nguyên môi trường NDĐ của Trung ương), ưu tiên thực hiện trước đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm mặn cao, các khu vực khai thác NDĐ tập trung, các tầng chứa nước có trữ lượng có thể khai thác chiếm tỷ trọng cao. Thực hiện việc ra thông báo tình hình diễn biến số l- ượng và chất lượng tài nguyên NDĐ hàng năm.

- Thực hiện việc quy hoạch chi tiết khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên NDĐ ở từng địa bàn hành chính. Trong đó, xác định cụ thể trữ lượng có thể khai thác của từng tầng chứa nước, mật độ khai khai thác hợp lý ở từng tầng chứa nước phân vùng khai thác, vùng hạn chế, phạm vi, mức độ áp dụng các biện pháp bảo vệ NDĐ cụ thể đối từng địa bàn hành chính. Đồng thời, căn cứ diễn biến nguồn NDĐ, tình hình thực tế về số lượng, chất lượng các nguồn NDĐ và khai thác, sử dụng NDĐ, định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tế.

- Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên NDĐ, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương.

Một số giải pháp công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng, gồm:

- Kỹ thuật công nghệ, đánh giá, giám sát tài nguyên:

+ Công nghệ đo địa vật lý: có thể xác định địa tầng địa chất, mức độ chứa nước các tầng chứa nước khe nứt, phân bố mặn nhạt của tầng chứa nước trên cơ sở kết hợp với các tài liệu khoan thăm dò địa chất thuỷ văn.

+ Công nghệ phân tích ảnh viễn thám: với các tài liệu ảnh viễn thám chụp với độ phân giải cao, tỷ lệ lớn có thể cho phép phân tích giám sát biến đổi chất lượng n- ước, số lượng nước mặt và thậm chí cả NDĐ.

+ Công nghệ kỹ thuật số sử dụng cho các thiết bị quan trắc tài nguyên tự ghi và truyền số liệu bằng công nghệ kỹ thuật số từ các trạm quan trắc tự động. Công nghệ này rất thuận tiện đối với các trạm ở vùng sâu vùng xa, vùng chịu ảnh hưởng của lũ, vùng quan trắc theo chế độ ảnh hưởng của thuỷ triều.

+ Công nghệ khoan thăm dò, khoan khai thác cũng phát triển mạnh: cho phép khoan đường kính lớn (đến khoảng 1000mm), hiệu suất giếng cao, chiều sâu khoan t- ương đối lớn (đến khoảng 500) cũng đang áp dụng rộng rãi trong việc khoan thăm dò, khoan khai thác NDĐ.

+ Thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu cũng rất phát triển và đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong việc xác định toạ độ (sử dụng GPS 2 hệ), các định toạ độ bằng thiết bị GPS cầm tay. Các thiết bị này cũng được sử dụng rộng rãi trong việc điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên nước.

+ Các thiết bị công nghệ trên kết hợp với các công cụ ứng dụng GIS cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; xây dựng các mô hình đánh giá, cân bằng, xây dựng các phương án khai thác, quy hoạch thuận tiện nhanh chóng và chính xác cao.

- Kỹ thuật công nghệ, xử lý nước sạch, nước thải: Các quy trình, công nghệ xử lý nước sạch, nước thải ở Việt Nam cũng đang sử dụng rộng rãi một số quy trình: i) xử lý cơ học, ii) xử lý hoá học, iii) xử lý cơ học-hoá học kết hợp, iv) xử lý sinh học, hoá học, cơ học kết hợp. Sử dụng các vật liệu sẵn có: cát thạch anh, vật liệu xúc tác Aluwat, sản xuất từ Kaolin và vôi, vật liệu lọc sản xuất từ Điôxit Mangan, than hoạt tính. Ngoài ra còn một số thiết bị, vật liêu xử lý nhập khẩu như: Zeoit, màng bán thấm sử dụng để xử lý nước mặn thành nước nhạt.

2- Tăng cường quản lý và cấp phép

- Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khoan, thăm dò, khai thác NDĐ chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký.

- Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các phương tiện thông tin.

- Hoàn tất việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình khai thác NDĐ đã có để đưa vào quản lý theo quy định.

- Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước lớn, các công trình có quy mô khai thác, chiều sâu giếng lớn và đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, nhiễm mặn rất cao.

- Xử lý vi phạm nghiêm chỉnh việc thực hiện xử lý trám lấp các giếng khoan không sử dụng và các vi phạm về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ NDĐ theo quy định.

- Xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm, xử lý và trám lấp các giếng không sử dụng.

3- Tăng cường công tác thể chế, năng lực quản lý ở các cấp

- Tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Trong đó, tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững dự trữ lâu dài, ưu tiên sử dụng NDĐ để cấp cho sinh hoạt và các lĩnh vực sản xuất quan trọng của vùng, cơ chế chính NDĐ gắn với bảo vệ môi trường.

- Ban hành các quy định cụ thể về khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn NDĐ trên phạm vi toàn tỉnh phù hợp điều kiện tự nhiên

- Ban hành các quy định về chia xẻ nguồn NDĐ giữa các địa phương lân cận, giữa các hộ dùng nước và các ngành trong tỉnh.

- Xây dựng chương trình cụ thể để tuyển dụng cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn phù hợp. Tổ chức công tác đào tạo, tập huấn hoặc đào tạo lại để tăng cường năng lực của cán bộ quản lý các cấp về kỹ năng quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Xây dựng và thực hiện chương trình tăng cường trang thiết bị và công cụ phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước các cấp.

4- Công tác truyền thông

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ở cấp cơ sở (cấp huyện và cấp xã).

- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên tới cấp xã, đặc biệt là các tổ chức của Hội phụ nữ.

6.4.1.3 -Giải pháp đầu tư và kế hoạch hóa

1- Tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ NDĐ, đầu tư một số chương trình dự án, đề án ưu tiên

Tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn NDĐ, trước hết là đầu tư để tăng cường năng lực quản lý, tăng cường trang thiết bị, công cụ, kỹ thuật phục vụ quản lý và đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo diễn biến về số lượng, chất lượng nước và xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; huy động mọi nguồn lực để thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên NDĐ gắn bảo vệ tài nguyên nước với các hoạt động bảo vệ môi trường, từng bước thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước.

- Xây dựng đề án huy động các nguồn lực để bảo vệ, giữ gìn nguồn NDĐ trên địa bàn vùng, trong đó giai đoạn đầu cần tập trung đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 144 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w