-Tổng quan về tình hình nghiên cứu tài nguyên NDĐ

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 39 - 41)

1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG

3.3.1 -Tổng quan về tình hình nghiên cứu tài nguyên NDĐ

Trước năm 1975

Tài nguyên NDĐ là vốn quý của một tỉnh ven biển như ở Sóc Trăng. NDĐ đã được biết đến từ những năm 60 của thế kỷ trước, với lỗ khoan nước nóng tự phun nổi tiếng ở Bãi Xầu (thị trấn Mỹ Xuyên). Sau đó, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu khai thác sử dụng cũng gia tăng, nhiều tổ chức và cá nhân đã thực hiện nhiều giếng khoan đơn lẻ ở Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị... Tuy nhiên, thông tin và tài liệu các giếng khoan thực hiện trong giai đoạn này độ tin cậy thấp vì tính chuyên môn hóa chưa cao. Phần lớn các tài liệu này hiện không còn hoặc được lưu giữ tản mạn ở nhiều nơi khác nhau. Nhìn chung thành quả khoa học về nghiên cứu tài nguyên NDĐ trong giai đoạn này không cao, tuy nhiên lại có hiệu quả được thể hiện qua thực tế trong khai thác. Đây là nguồn thông tin cần thiết định hướng cho công trình nghiên cứu cũng như khai thác sau này.

Sau năm 1975

Nghiên cứu tài nguyên NDĐ có hệ thống mang tính khoa học cao ở Sóc Trăng đã được thực hiện có hệ thống trong giai đọan này, điển hình là sự ra đời của công trình mang tầm cỡ khu vực sau:

- Bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1:500.000 toàn quốc do Trần Hồng Phú chủ trì và hoàn thành 1985. Trong công trình bản đồ này, kèm theo đó là công tác đo vẽ ĐC, ĐCTV và thu thập tài liệu tại TX. Sóc Trăng đã thực hiện cụm giếng khoan 9598 gồm 3 lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước Pleistocen (QI-III), Pliocen (N2) và Miocen (N1). Liên kết với các lỗ khoan chung quanh như 9597 (Bạc Liêu), 9604 (Trà Vinh), 9599 (Vị Thanh), 8518 (Bãi Xầu - Mỹ Xuyên)... bước đầu xác lập được điều kiện ĐCTV trong vùng. Đây là bản đồ cơ sở làm nền tảng cho các nghiên cứu chi tiết về sau ở Sóc Trăng.

- Bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1:200.000 vùng Nam bộ do Bùi Thế Định chủ trì và hoàn thành năm 1992. Trên cơ sở các thông tin đã có của Bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1:500.000 nói

trên, công trình này đã bổ sung tổ hợp các phương pháp khác nhau (đo vẽ, thu thập tài liệu, đo sâu điện, carota...) kèm theo các lỗ khoan nghiên cứu. Công trình này đã bố trí thêm 1 cụm lỗ khoan trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng (lỗ khoan 213-NB - Kế Sách) và nhiều cụm lỗ khoan chung quanh như: 17-NB (Cái Tắc), 211-NB (Long Mỹ), 21-NB (Tiểu Cần)... Kết quả đã làm rõ hơn điều kiện ĐCTV toàn vùng với việc phân chia tầng chứa nước N2 cũ thành 2 tầng chứa nước độc lập n2a và n2b, và xác định tầng chứa nước N1 cũ thành tầng chứa nước n13.

- Mạng quan trắc quốc gia động thái NDĐ vùng Nam Bộ do Nguyễn Hữu Chinh chủ trì và vận hành từ năm 1992 đến nay. Trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng ban đầu chỉ có trạm Q9598, nay đã được bổ sung thêm trạm Q409.

- Báo cáo Tìm kiếm đánh giá nguổn NDĐ vùng Sóc Trăng do Vũ Bình Minh chủ trì và hoàn thành 1994. Đây là báo cáo có giá trị nhất ở Sóc Trăng về tài nguyên NDĐ với trữ lượng các cấp được phê chuẩn như sau:

Cấp B:27.200m3/ngày.

Cấp C1: 12.8000m3/ngày. Cấp C2: 270.000m3/ngày.

Trữ lượng này là tiền đề định hướng cho việc khai thác NDĐ ở Sóc Trăng, đặc biệt là các nhà máy khai thác NDĐ.

- Báo cáo Điều tra địa chất đô thị vùng đô thị Sóc Trăng do Đỗ Tiến Hùng chủ trì và hoàn thành năm 1997. Báo cáo đã bổ sung thêm nhiều dạng công tác nghiên cứu, đặc biệt là đánh giá chất lượng các nguồn nước và an toàn phóng xạ.

- Báo cáo kết quả phân chia địa tầng N - Q và nghiên cứu cấu trúc địa tầng Từ năm 1999 đến nay, tỉnh Sóc Trăng có những quan tâm đáng kể về tài nguyên NDĐ thể hiện qua các đề tài hoặc dự án sau:

- Năm 1999: Thực hiện Đề án Đánh giá tiềm năng quy hoạch tổng quan khai thác nước ngầm tỉnh Sóc Trăng, do Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên nước - nay là Trung tâm Công nghệ và Đánh giá TNN - Cục Quản lý Tài nguyên nước.

- Năm 2000: Thực hiện Đề án Điều tra hiện trạng giếng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, do Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tỉnh Sóc Trăng.

- Năm 2001: Thực hiện Đề án Xây dựng mạng quan trắc nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng, do Trung tâm Điều tra Tài nguyên nước - nay là Trung tâm Công nghệ và Đánh giá TNN - Cục Quản lý Tài nguyên nước. Mạng quan trắc này thuộc tầng nông có 69 cụm quan trắc gồm 120 giếng ở 3 tầng chứa nước: tầng Holocen (13 giếng); tầng Pleistocen trên (29 giếng) và tầng Pleistocen dưới - giữa (78 giếng).

- Năm 2002: Thực hiện Chương trình Đánh giá khả năng khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất và công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn nước ngầm tỉnh Sóc Trăng, do Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên nước - nay là Trung tâm Công nghệ và Đánh giá TNN - Cục Quản lý Tài nguyên nước.

Chương trình này đã khoan thăm dò nước ngầm ở tầng Miocen trên ở độ sâu 400 - 500m được 3 giếng ở 3 xã Thạnh Thới An, Hoà Đông và Đại Ân 2.

- Năm 2003: Tiếp tục thực hiện Chương trình Đánh giá khả năng khai thác nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất và công tác quản lý khai thác bảo vệ nguồn nước ngầm tỉnh Sóc Trăng, do Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên nước - nay là Trung tâm Công nghệ và Đánh giá TNN - Cục Quản lý Tài nguyên nước. Chương trình đã khoan thăm dò nước ngầm ở tầng sâu - Miocen: 400 - 500m được 5 giếng: 2 giếng ở tầng Pliocen dưới và Pliocen trên; 3 giếng ở tầng Pleistocen dưới và Pleistocen dưới - giữa thuộc 3 xã Mỹ Thuận, Mỹ Phước, và Hưng Phú.

- Năm 2004: Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quan trắc - ST Database do Đoàn ĐCTV - ĐCCT 806 cũ (nay là Đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước 806).

Ngoài ra, trong tỉnh còn có các nhà máy khai thác nước ngầm, các trạm khai thác nước tập trung tại các huyện và nhiều lỗ khoan khai thác công nghiệp, đây là nguồn tài liệu phong phú bổ sung thêm thông tin về hệ thống NDĐ trong vùng.

Như vậy, các tài liệu này được thực hiện qua nhiều thời kỳ và do nhiều tổ chức thực hiện. Do đó để có được một đánh giá tin cậy về tài nguyên NDĐ, phải có bước tổng hợp và thống nhất lại theo quy phạm chung của Cục Địa chất và Khoáng sản năm 2002.

Tóm lại, tỉnh Sóc Trăng đã được đầu tư nghiên cứu khá tốt về tài nguyên NDĐ, các tài liệu này đủ độ tin cậy để xây dựng các loạt bản đồ chuyên môn tỉ lệ 1:50.000 hoặc tương đương. Tuy nhiên, để phục vụ cho công tác quy hoạch cần cập nhật thêm những thông tin.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 39 - 41)

w