1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG
5.3.2 -Mục tiêu cụ thể
5.3.2.1 -Quản lý, bảo vệ để bảo đảm có thể khai thác hiệu quả, ổn định và bền vững nguồn NDĐ nhạt
1- Quản lý lưu lượng khai thác
Căn cứ đề nghị lưu lượng khai thác
Lưu lượng khai thác hợp lý cho các giai đoạn quy hoạch, được xác định theo các căn cứ sau:
- Trữ lượng tiềm năng toàn tỉnh và từng địa phương và giới hạn lượng khai thác không vượt quá 20% trữ lượng tiềm năng.
- Hiện trạng tổng nhu cầu sử dụng nước của toàn tỉnh và trong từng địa phương so với các giai đoạn quy hoạch để xác định lượng nước cần gia tăng.
Trình tự thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Sử dụng mô hình NDĐ bố trí mạng lưới lỗ khoan khai thác bổ sung với mục đích hạn chế mực nước cuối thời gian tính toán không vượt quá giá trị -50,0m.
- Bước 2: Điều chỉnh vị trí lỗ khoan theo các tiêu chí: xa ranh mặn, gần khu dân cư và hệ thống giao thông.
- Bước 3: Vận hành mô hình và kiểm tra kết quả (mực nước hạ thấp và xâm nhập mặn).
- Bước 4: nếu đạt yêu cầu thì xuất kết quả và ngược lại sẽ quay về bước 2.
Kết quả tính toán:
- Lưu lượng đề nghị bảo vệ cho giai đoạn 2015 là 348.226m3/ngày (chiếm tỉ lệ 11,4% trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ toàn tỉnh Sóc Trăng).
- Lưu lượng đề nghị bảo vệ cho giai đoạn 2020 là 379.916m3/ngày (chiếm tỉ lệ 12,4% trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ toàn tỉnh Sóc Trăng).
Số liệu cụ thể các tầng chứa nước của giai đoạn quy hoạch 2015 được trình bày trong Bảng 5.81 và của giai đoạn quy hoạch 2020 được trình bày trong Bảng 5.82.
Bảng 5.81 - Lưu lượng khai thác đề nghị cho giai đoạn 2015
TT Huyện, thị, thành phố Lượng khai thác đến 2015 (m3/ngày)
qh qp3 qp2-3 qp1 n22 n21 n13 Tổng 1 TP.Sóc trăng 10.000 7.874 0 0 15.000 32.874 2 Kế Sách 12.331 5.000 15.000 5.000 37.331 3 Long Phú 5.225 10.000 0 15.000 30.225 4 Ngã Năm 6.527 8.000 10.000 24.527 5 Thạnh Trị 8.000 5.267 4.900 5.000 23.167 6 Mỹ Tú 9.701 10.000 3.000 5.000 27.701 7 Vĩnh Châu 2.038 30.000 30.000 62.038 8 Mỹ Xuyên 1.818 20.000 17.000 38.818 9 Cù Lao Dung 7.460 5.000 2.800 15.260 10 Châu Thành 5.387 5.000 4.000 3.000 5.000 22.387 11 Trần Đề 0 3.898 15.000 15.000 0 0 0 33.898 Tổng 3.856 3.898 129.631 100.141 36.700 19.000 55.000 348.226 Tỉ lệ so với tiềm năng 24,9 8,6 16,3 13,9 7,1 5,3 9,2 11,4
TT Huyện, thị, thành phố Lượng khai thác đến 2020 (m3/ngày) qh qp3 qp2-3 qp1 n22 n21 n13 Tổng 1 TP.Sóc trăng 0 0 12.871 7.874 0 0 18.000 38.745 2 Kế Sách 0 0 12.459 5.000 18.000 5.000 0 40.459 3 Long Phú 0 0 6.011 0 12.000 0 15.000 33.011 4 Ngã Năm 0 0 6.741 0 0 8.000 12.000 26.741 5 Thạnh Trị 0 0 8.463 7.000 4.900 0 5.000 25.363 6 Mỹ Tú 0 0 10.000 10.000 0 4.691 5.000 29.691 7 Vĩnh Châu 2.038 0 33.683 30.000 0 0 0 65.721 8 Mỹ Xuyên 1.818 0 23.429 17.000 0 0 0 42.247 9 Cù Lao Dung 0 0 8.698 5.000 2.800 0 0 16.498 10 Châu Thành 0 0 6.390 5.000 4.000 4.000 5.000 24.390 11 Trần Đề 0 4.050 15.000 18.000 0 0 0 37.050 Tổng 3.856 4.050 143.745 104.874 41.700 21.691 60.000 379.916 Tỉ lệ so với tiềm năng 24,9 8,9 18,1 14,5 8,1 6,0 10,0 12,4
2- Chiều sâu mực nước
Chiều sâu mực nước được xác định trên cơ sở tính công suất tối đa của máy bơm phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay là khả năng hút được nước ở độ sâu <50m. Kết quả tính toán chiều sâu cụ thể cho từng tầng chứa nước và từng địa phương được trình bày trên bản đồ Quy hoạch khai thác tầng chứa nước.
3- Tầng chứa nước khai thác
Chiều sâu tầng chứa nước được xác định trong mục này là khoảng độ sâu mái và bề dày của tầng chứa nước triển vọng. Đây là khoảng chiều sâu đặt ống lọc để khai thác NDĐ. Chiều sâu này liên quan đến tầng chứa nước và đặc điểm phân bố. Kết quả tính toán chiều sâu cụ thể cho từng tầng chứa nước và từng địa phương được trình bày trên bản đồ Quy hoạch khai thác tầng chứa nước.
5.3.2.2 -Vùng cấm và hạn chế khai thác
Căn cứ trên điều kiện tự nhiên của hệ thống NDĐ, mức độ nghiên cứu và hiện trạng khai thác NDĐ ở Sóc Trăng, vùng cấm, hạn chế khai thác sẽ được đề xuất theo các tiêu chí sau:
- Vùng hạn chế khai thác là những nơi lượng khai thác lớn hơn 20% trữ lượng khai thác tiềm năng.
- Trong từng tầng chứa nước có tồn tại ranh mặn thì phạm vi ven ranh mặn có bề rộng 1,5km là vùng hạn chế khai thác tập trung hoặc tổng lượng khai thác khu vực không vượt qua trữ lượng an toàn (kể cả nước mặn).
- Các tầng chứa nước khai thác có tầng chứa nước mặn nằm kề cần hạn chế khai thác tập trung và tổng lượng khai thác khu vực không vượt quá 20% trữ lượng khai thác tiềm năng.
- Riêng tầng chứa nước qh cần hạn chế khai thác lượng nước không vượt quá trữ lượng động.
Nguồn nước mặn ở Sóc Trăng cũng có những đóng góp tích cực trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Lượng nước mặn cũng được quan tâm khai thái nhiều nơi ở Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và Trần Đề ngoài mục đích nuôi trồng thủy sản còn một phần cho xác hoạt động không cần nước chất lượng cao. Do các vùng mặn nhạt nằm đan xen trên mặt cắt cũng như trong từng tầng chứa nước nên việc khai thác nguồn nước mặn cũng là vấn đề cần quan tâm. Để quản lý hiệu quả việc khai thác nguồn nước mặn này, báo cáo đề nghị chỉ nên khai thác trong phạm vi giới hạn của trữ lượng an toàn. Số liệu cụ thể trong từng địa phương và cho từng tầng chứa nước được trình bày chi tiết trên bản đồ Quy hoạch khai thác tầng chứa nước.
Bảng 5.83 - Bảng thống kê trữ lượng an toàn nước mặn (M>1,0g/l)
TT Huyện, thị, thành phố Trữ lượng an toàn của nước mặn (m
3/ngày) qh qp3 qp2-3 qp1 n22 n21 n13 Tổng 1 TP.Sóc Trăng 0 182 106 175 3,536 2,938 943 7,880 2 Kế Sách 0 437 0 0 0 10,991 9,461 20,889 3 Long Phú 0 408 122 0 5,615 10,174 4,889 21,208 4 Ngã Năm 0 644 986 3,423 11,248 0 1,834 18,134 5 Thạnh Trị 0 765 292 2,809 11,311 451 2,284 17,912 6 Mỹ Tú 0 979 1,018 4,256 17,097 9,400 20,143 52,893 7 Vĩnh Châu 0 1,259 1,312 1,334 21,984 18,263 28,011 72,163 8 Mỹ Xuyên 0 986 1,779 2,117 17,227 14,202 21,949 58,260 9 Cù Lao Dung 0 673 155 1,279 7,435 10,084 14,249 33,874 10 Châu Thành 0 596 44 187 8,764 7,763 2,365 19,719 11 Trần Đề 0 497 1,407 3,371 17,589 14,612 22,411 59,888 Tổng 0 7,426 7,222 18,950 121,806 98,878 128,538 382,821
5.3.2.4 -Quản lý đảm bảo cân đối, đáp ứng hài hòa nhu cầu khai thác nguồn NDĐ cấp nước nhạt cho sinh hoạt và các nhu cầu khác
Trong từng địa phương hoặc khu vực cụ thể cần xem xét tiềm năng NDĐ để có những giải pháp khai tác hợp lý. Cụ thể:
- Khu vực không có tầng chứa nước nhạt: ưu tiên khai thác nước lợ mặn có tổng độ khoáng hóa <1,5g/l cho những nhu cầu không đòi hỏi chất lượng nước cao. Bên cạnh đó cần có biện pháp sử dụng nguồn nước mưa và nước mặt chất lượng tốt (nếu có) hoặc chuyển nước từ chung quanh đến.
- Khu vực có 1 tầng chứa nước nhạt: ưu tiên khai thác cho mục đích sinh hoạt và gia tăng tỉ lệ sử dụng nước lợ mặn cho những nhu cầu không đòi hỏi chất lượng nước cao. Bên cạnh đó cần có biện pháp sử dụng nguồn nước mưa và nước mặt chất lượng tốt (nếu có) hoặc chuyển nước từ chung quanh đến.
- Khu vực có từ 2 trở lên tầng chứa nước nhạt:
+ Ưu tiên khai thác cho mục đích sinh hoạt tầng chứa nước có chất lượng tốt nhất.
+ Ưu tiên khai thác tầng chứa nước nông cho những công trình khai thác quy mô nhỏ. Các lỗ khoan khai thác quy mô lớn hoặc trạm cấp nước tập trung nên chuyển xuống khai thác tầng chứa nước sâu.
+ Các khu vực ven ranh mặn cần ưu tiên cho các lỗ khoan khai thác quy mô nhỏ.
+ Các khu vực có nhiều tầng chứa nước phía bắc cần chuyển xuống khai thác tầng chứa nước sâu đề dành nước trong tầng chứa nước qp2-3 và qp1 cho các địa phương ven biển phía nam. Thậm chí giảm thiểu lượng khai thác NDĐ nếu có nguồn nước mặt chất lượng tốt.
5.3.2.5 -Quản lý và bảo vệ để bảo đảm mật độ khai thác không vượt quá giới hạn và giảm thiểu hoạt động khai thác trong vùng hạn chế khai thác
- Các vùng có lượng khai thác vượt giới hạn 20% trữ lượng tiềm năng cần hạn chế khai thác và giảm thiểu mật độ khai thác:
+ Chuyển nước từ chung quanh đến. + Tận dụng nguồn nước khác nếu có.
+ Khai thác thêm nguồn nước lợ mặn cho những nhu cầu thích hợp.
- Các tầng chứa nước có lượng khai thác vượt giới hạn 20% trữ lượng tiềm năng cần hạn chế khai thác và giảm thiểu mật độ khai thác:
+ Chuyển sang khai thác tầng chứa nước khác nếu khu vực có nhiều tầng chứa nước.
+ Chuyển nước từ chung quanh đến. + Tận dụng nguồn nước khác nếu có.
+ Khai thác thêm nguồn nước lợ mặn cho những nhu cầu thích hợp.
Trong vùng hạn chế khai thác mật độ khai thác cần giảm thiểu để tránh ảnh hưởng xâm nhập mặn hoặc cạn kiệt nguồn nước.
5.3.2.6 -Quản lý hiệu quả tài nguyên NDĐ nhằm giảm thiểu sự cạn kiệt và suy giảm chất lượng NDĐ
- Khai thác hợp lý nguồn nước lợ mặn cho những nhu cầu thích hợp.
- Hạn chế khai thác tập trung nguồn nước mặn làm cho mực nước hạ thấp sâu. Đảm bảo thực hiện đồng bộ và hiệu quả các biện pháp bảo vệ tài nguyên NDĐ cụ thể đối với từng khu vực để giảm thiểu các nguy cơ nhiễm mặn, ô nhiễm nhằm đáp ứng tiêu chuẩn nguồn nước cấp cho sinh hoạt đó là việc thực hiện các quy định, biện pháp bảo vệ nguồn NDĐ trong các hoạt động khoan, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn NDĐ, xử lý trám lấp các giếng khoan không sử dụng.
- Các vùng hạn chế khai thác do tiềm ẩn khả năng xâm nhập mặn cần thực hiện việc bảo vệ nghiêm ngặt các hoạt động khai thác sử dụng NDĐ. Hạn chế cấp giấy phép khai thác lớn dọc theo ranh mặn.
Đối với các lỗ khoan hiện tại cần có những nghiêm cứu chuyên sâu hơn nhằm xác định chế độ khai thác hợp lý. Đối với hai khu vực có có bãi giếng khai thác tập trung như ở TP. Sóc Trăng cần có các trạm quan trắc chất lượng nước nhằm kiểm soát và phát hiện sự dịch chuyển của ranh mặn.
Bên cạnh việc quản lý hoạt động khoan và khai thác thì công tác quản lý cũng cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Kiểm soát các lỗ khoan hư hỏng và thực hiện việc trám lấp kịp thời.
- Kiểm soát hoạt động khoan khai thác nhằm giảm thiểu thông tầng trong quá trình thực hiện, đặc biệt đối với các khu vực có tầng chứa nước mặn nằm kề.
Chương 6
QUY HOẠCH QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT