0
Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

-ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN QUY HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 29 -29 )

1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG

2.3 -ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

2.3.1 -Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, nằm cuối hạ lưu sông Hậu. Do đặc điểm vị trí thuộc vùng đồng bằng châu thổ với đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, nên thế mạnh của tỉnh hiện nay là nông nghiệp và thủy sản. Với 249.088ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa với diện tích 188.067ha, đất trồng cây lâu năm 40.206ha, diện tích cây ăn trái đặc sản chiếm 5.000ha/17.000ha cây ăn trái; các năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển khá nhanh theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất sản phẩm. Sản lượng lúa năm 2006 đạt 1,6 triệu tấn.

Sóc Trăng có bờ biển tự nhiên dài 72km, sản phẩm khai thác từ biển và ven biển là tiềm năng và nguồn lợi to lớn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư. Phát triển thủy hải sản là mũi nhọn kinh tế chủ lực của tỉnh, hiện nay diện tích nuôi tôm đạt trên 50.000ha, trong đó có gần 20.000ha nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tuy chưa được đầu tư thỏa đáng nhưng vẫn tăng trưởng bình quân trên 18%/năm, chủ yếu là công nghiệp chế biến hàng nông

- thủy sản và thực phẩm với các mặt hàng chính như gạo, thủy hải sản đông lạnh, nấm rơm muối, đường kết tinh, bia... Trong đó, các mặt hàng gạo xay xát và thủy hải sản chế biến đạt chất lượng cao được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản, trong đó tôm đông là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Ngoài ra, Sóc Trăng còn thích hợp cho việc phát triển du lịch xanh, du lịch sông nước... với 5.000ha cây ăn trái đặc sản, cụm cù lao có khí hậu mát mẻ, trong lành dọc sông Hậu cùng những kiến trúc văn hóa cổ xưa như chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Đất Sét.v.v...

Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong các năm qua liên tục tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2006 trên 11%. Trong đó, năm 2006 là 12,84%, GDP bình quân đầu người đạt gần 600 USD/người/năm, giá trị sản xuất công nghiệp gần 5.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 430 triệu USD, giải quyết việc làm mới hàng năm trên 20.000 lao động, có 75% hộ nông thôn sử dụng nước sạch, 85% hộ có điện sử dụng.

Vùng ĐBSCL với thế mạnh về lúa gạo, nông sản, trái cây, thuỷ hải sản và du lịch sinh thái - được đánh giá là vùng năng động, có mức tăng trưởng GDP khoảng 11,5%/năm, nguồn lao động trẻ chiếm 60% dân số và là thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng hoá lớn. Sóc Trăng có đầy đủ các đặc điểm thế mạnh đại diện cho vùng ĐBSCL về lúa gạo trái cây, du lịch sinh thái và đặc biệt là thủy sản. Nhận thức được vai trò của Sóc Trăng trong sự nghiệp phát triển chung cả vùng, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình và đề ra các giải pháp cụ thể phát triển các lĩnh vực thế mạnh nêu trên phù hợp với quy hoạch phát triển chung của vùng ĐBSCL, đặc biệt là trong giai đoạn nước ta hội nhập sâu rộng vào WTO.

2.3.2 -Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Kế hoạch, mục tiêu của Sóc Trăng đặt ra từ nay đến năm 2010 và 2020 là tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nhằm phát triển một nền kinh tế năng động, toàn diện, bền vững theo hướng CNH-HĐH. Trong đó ưu tiên tập trung đầu tư chiều sâu cho các ngành kinh tế mũi nhọn (nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, thực phẩm xuất khẩu) song song với việc xử lý tốt các vấn đề văn hóa xã hội, trật tự, an ninh quốc phòng, công bằng, tiến bộ xã hội và môi sinh môi trường.

2.3.3 -Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập sâu rộng vào WTO, tỉnh triển khai thực hiện 4 giải pháp chính sau:

- Tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm đưa hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; tiếp tục đầu tư chiều sâu hai thế mạnh kinh tế vườn và kinh tế thủy sản.

- Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn. Tăng cường đầu tư và từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa,

hiện đại hóa của tỉnh. Đặc biệt, tập trung xây dựng hạ tầng đô thị để đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa.

- Tăng cường hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Tích cực mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tích cực bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục cải cách hành chính. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chương 3

TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

3.1 -TÀI NGUYÊN NƯỚC MƯA

Sóc Trăng nằm trong khu vực ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng khí hậu của đồng bằng Nam Bộ, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Sóc Trăng là một trong các tỉnh có lượng mưa trung bình của ĐBSCL, lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 1.800 mm (Hình 3.5). Tuy nhiên, mưa thường phân bố không đều, 95% lượng mưa tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và chỉ có khoảng 5% lượng mưa trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình tháng từ 200 mm đến 250 mm trong các tháng mùa mưa.

Đặc điểm mưa ở Sóc Trăng thường không kéo dài liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau; số ngày mưa trung bình nhiều năm khá cao đạt từ 130 -137 ngày. Lượng bốc hơi bình quân năm khá lớn (1.023 mm), nên khả năng sử dụng nước mưa bị hạn chế. Vì vậy cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề này khi tính toán các giải pháp trữ nước mưa để cung cấp cho sinh hoạt. ước mưa vùng Sóc Trăng có chất lượng nước tốt rất phù hợp cho mục đích sinh hoạt. Các giá trị pH cũng các thành phần hoá lý khác đều phù hợp với các tiêu chuẩn cho phép.

3.2 -TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT3.2.1 -Hệ thống nước mặt 3.2.1 -Hệ thống nước mặt

Sóc Trăng có mạng lưới kinh rạch khá phát triển với mật độ trung bình khoảng 2,5-3,0 km/km2. Phân bố khá đều trên toàn diện tích chủ yếu là những kênh rạch nhỏ, tuy nhiên chất lượng nước trên các kênh này thường rất kém do ảnh hưởng chất thải và nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Hình 3.6 - Mạng lưới sông rạch và các công trình thủy lợi ở tỉnh Sóc Trăng

Ngoài các sông, kênh chính kể trên, còn có hệ thống trục nối với sông Hậu như Cái Trâm, Rạch Vọp, Số Một, 30/4, Saintard, Tiếp Nhật… và các kênh trục nối

với kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp như Nhu Gia, Phú Lộc - Ngã Năm, Vĩnh Lộc… Các kênh này cùng với hệ thống kênh cấp hai tạo nên một hệ thống khá chằng chịt góp phần cấp, tiêu nước cho tỉnh.

Các kênh rạch phía Bắc thường có chất lượng khá nhất trong vùng, tổng khoáng hoá thường không cao do không bị ảnh hưởng của triều mặn và được cung cấp nước nhạt từ các nguồn sông rạch phía Bắc đổ về. Tuy nhiên chất lượng nước ở đây biến đổi khá rõ nét theo mùa.

Một số các sông rạch chính trong vùng: sông Hậu, sông Mỹ Thanh, sông Nhu Gia, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Ngoài các sông, kênh chính kể trên, còn có hệ thống kênh trục, cấp I nối với sông Hậu như: Cái Trâm, Rạch Vọp, Số Một, 30/4, Saintard, Tiếp Nhật…và nối với kênh Quản Lộ Phụng Hiệp như Nhu Gia, Cái Trầu - Phú Lộc, Vĩnh Lộc…Các kênh này cùng với hệ thống kênh cấp hai tạo nên một hệ thống khá chằng chịt góp phần cấp nước và tiêu thoát nước cho tỉnh.

- Sông Hậu: là một nhánh của sông Mekong, chạy dọc theo biên giới phía Đông Bắc của tỉnh. Sông là nguồn nước chính có thể sử dụng cho các ngành sản xuất kinh tế.

Nước sông Hậu theo các kênh như Cái Côn, Rạch Vọp, Cái Tràm, Số Một… chuyển vào nội vùng Sóc Trăng. Các tháng mùa khô, lưu lượng này vào khoảng 50 - 60m3/s (Kết quả đo lưu lượng tháng 5/1999 của Phân viện KSQHTL Nam Bộ cũ, lưu lượng vào Cái Côn là 51,7 m3/s). Nước sông Hậu vào tỉnh được phân phối qua các trục như:

- Ở vùng Bắc Quốc lộ I: có các kênh chính như: Quản Lộ Phụng Hiệp, Cái Trầu- Phú Lộc, Cái Trầu, Nhu Gia, Ba rinh - Tà Liêm…, Nước trên các kênh này nhạt quanh năm.

- Tại vùng Nam Quốc lộ I: có các kênh chính như: kênh Santard, Bưng Long, Tiếp Nhật, Bà Xẩm (vùng Long Phú) và các kênh nối thông ra biển ở Vĩnh Châu; Các kênh trong dự án Tiếp Nhật có thời gian nhạt quanh năm nhờ hệ thống cống. Riêng kênh Santard có thời gian nhạt trên 9 tháng; Các kênh ven biển Vĩnh Châu dường như mặn quanh năm.

- Vùng các cù lao trên sông: hệ thống kênh đào lớn không phát triển, chủ yếu là hệ thống các kênh cấp hai. Thời gian có nước nhạt ở đây từ 5 - 9 tháng.

3.2.2 -Chất lượng nguồn nước mặt

Nguồn cấp nước mặt chính của Sóc Trăng là từ sông Hậu, theo các hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt đưa nước về Sóc Trăng. Các số liệu giám sát chất lượng nước trong những năm qua tại các trạm trên sông Hậu cho thấy nước sông Hậu có chất lượng tốt, hiện chưa có các dấu hiệu ô nhiễm hoá học nào. Tuy nhiên, khi về tới Sóc Trăng, cùng với các vấn đề xâm nhập mặn và nước phèn- những trở ngại gây ra do cấu trúc thổ nhưỡng và đặc điểm địa hình, sự nhiễm bẩn do các hoạt động của con người và các hoạt động phát triển kinh tế gây ra đã làm cho chất lượng nước trở nên xấu đi. Một số vấn đề chính về chất lượng nước mặt của Sóc Trăng như sau:

Nằm tiếp giáp với biển Đông, nguồn nước mặt Sóc Trăng chịu sự tác động xâm nhập mặn mạnh mẽ từ biển Đông thông qua hệ thống sông Mỹ Thanh, sông Hậu, các kênh ven biển Vĩnh Châu …. Hiện nay toàn bộ phần diện tích nằm ở phía Nam Quốc lộ I - Sóc Trăng, Đại Ngãi đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng mặn 4g/l từ 3 - 6 tháng.

Trên sông Hậu, trước năm 1985 ranh mặn 1g/l nằm ở An Lạc Tây, song những năm gần đây, mặn đã lên cao hơn (đặc biệt năm 1999 độ mặn 1g/l lên cách Thượng lưu An Lạc Tây 4km) và như vậy rất có khả năng mặn 1g/l đã lên tới An Lạc Thôn. Tuy nhiên, thời gian ảnh hưởng chỉ một số giờ, trong các tháng 3, 4 & 5. Đảm bảo quanh năm tiêu chuẩn về độ mặn cho nước sinh hoạt, dọc sông Hậu, trong địa phận Sóc Trăng chỉ còn cửa Cái Côn với hai nhánh Cái Côn và Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Theo hướng sông Mỹ Thanh, mặn 1g/l theo kênh Phụng Hiệp - Sóc Trăng vượt qua xã Thuận Hoà (độ mặn lớn nhất đo được tại Trà Quýt năm 1998 là 5g/l, năm 1999 là 2,9g/l). Như vậy mặn 1g/l có khả năng vượt qua xã Hồ Đắc Kiện (Mỹ Tú). Thời gian mặn năm 1998, 1999 cũng kéo dài hơn. Nếu như năm 1995, 1996 mặn trên 1g/l chỉ kéo dài 4 - 6 giờ trong các ngày nước lớn, tháng 4, thì năm 1999 thời gian duy trì mức 1g/l kéo dài tới 17 ngày (13/3 – 30/3).

Hiện nay nhờ các dự án thuỷ lợi Tiếp Nhật, Ba Rinh -Tà Liêm, Quản Lộ - Phụng Hiệp, nước mặn chỉ còn ở trên các sông rạch và chủ yếu chỉ còn ở phần lớn huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, một phần huyện Thạnh Trị và cù lao trên sông.

Cũng phải cần chú ý là sông Hậu đoạn chảy qua Sóc Trăng là đoạn rất nhạy cảm với việc xâm nhập mặn. Mỗi khi việc khai thác nước sông ở các nước thượng lưu và các tỉnh phía trên gia tăng, thời tiết thất thường, khả năng đẩy ranh mặn lên cao tại Sóc Trăng là rất có thể xảy ra.

Theo thông tin của Viện Nghiên cứu thủy lợi miền Nam), tại trạm Sóc Trăng vào ngày 10/5/2010 trên sông Máspero (TP. Sóc Trăng), thuộc chi lưu của sông Mỹ Thanh độ mặn đạt 2,7 g/l thấp hơn 2,5 g/l so với kỳ tháng 4/2010 (ngày 16/4/2010 đạt 5,2 g/l); độ mặn kỳ cuối tháng 5/2010 thấp hơn 0,5 g/l so với kỳ đầu tháng 5/2010 (ngày 29/5/2010 đạt 2,2 g/l).

Độ mặn tại trạm Thạnh Phú trên sông Nhu Gia (thuộc chi lưu của sông Mỹ Thanh) ngày 1/5/2010 đạt 16,0 g/l; độ mặn kỳ cuối tháng 5/2010 thấp hơn 2,3 g/l so với kỳ đầu tháng 5/2010 (ngày 29/5/2010 đạt 13,7 g/l)..

Bảng 3.4 - Độ mặn lớn nhất trong năm(tháng 5) từ 2002 - 2010

Năm Trạm: Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) (tỉnh Sóc Trăng)Trạm: Đại Ngãi

2002 7,5 5,5 2003 11,3 3,9 2004 8,1 10,4 2005 9,7 5,0 2006 7,5 3,0 2007 7,5 7,1 2008 8,9 4,5

Năm Trạm: Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) (tỉnh Sóc Trăng)Trạm: Đại Ngãi

2009 6,4 3,6

2010 9,4 8,5

3.2.2.2 -Nhiễm bẩn

Nước mặt của các hệ thống kênh rạch của Sóc Trăng nói chung đều bị ảnh hưởng của các loại chất thải sinh hoạt. Do điều kiện sống thấp, cũng như do các tập quán sinh hoạt, hầu hết cư dân sống ven các tuyến kênh rạch đều thải mọi loại chất thải xuống kênh mương.

Các phân tích tại các điểm gần khu vực dân cư sinh sống trên kênh đều cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ tương đối cao. Giá trị nhu cầu sinh hoá Oxy (BOD5), COD tại các điểm lấy mẫu nước thải ở tất cả các huyện trong tỉnh đều rất cao trong khoảng từ 5,5 - 470 mg/l và trên 100 mg O2/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Các thành phần vi sinh đều có giá trị cao cho thấy mức độ ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt của các kênh này đều khá lớn. Riêng vấn đề nhiễm bẩn vi sinh Fecal.Coli và E. Coli trong nước mặt được thể hiện trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5 - Thành phần vi sinh nước mặt tại một số điểm phân tích

Địa điểm E.Coli

MPN/100 mL

Coliform MPN/100 mL Sông T.T Long Phú

Cầu Trường Khánh Sông Đại Ngãi

8.400 8.200 8.700 29.000 31.000 34.000

(Nguồn: Viện Khảo Sát Quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ)

Ngoại trừ nước thải khu vực sản xuất, nguồn nước mặt trên sông Hậu tuy có một số thành phần như vi sinh, BOD5… khá cao, song vẫn nằm trong giới hạn được phép sử dụng cho cấp nước sinh hoạt nhưng phải được xử lý trước khi dùng theo khuyến cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt chủ yếu:

Nước thải công nghiệp: Theo thống kê 2009, trên toàn địa bàn tỉnh hiện có

6.412 cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở nhỏ lẻ đa phần đều nằm phân tán, xen kẽ trong khu dân cư. Hầu hết đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc xử lý sơ bộ qua các bể lắng, mương lắng rồi qua hệ thống thoát nước đô thị thải trực tiếp vào các kênh rạch. Do đó công tác kiểm soát nguồn thải và lượng nước thải thường gặp rất nhiều khó khăn. Chính những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường của các cơ sở

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN QUY HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 29 -29 )

×