-Đặc điểm các tầng chứa nước

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 44 - 66)

1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG

3.3.3-Đặc điểm các tầng chứa nước

3.3.3.1 - Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Holocen (qh)

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocen (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước qh) được thành tạo từ các đất đá hạt thô của trầm tích nhiều nguồn gốc tuổi Holocen, gồm 2 dạng:

- Tầng chứa nước này cũng bao gồm các trầm tích biển, biển gió lộ trên mặt dưới dạng các giồng cát tuổi m, mvQ22-3 hoặc mQ23, phân bố ở độ cao từ 0,5 ÷ 2,0m, ở các khu vực ven biển Long Phú, Vĩnh Châu, Sóc Trăng, Mỹ Tú... Các giồng cát này thường có dạng hình vòng cung kéo dài song song với bờ biển theo hướng đông bắc - tây nam hoặc tây bắc - đông nam dài từ 3 ÷ 4km, ngang từ 200 ÷ 300m. Bề dày từ 1 ÷ 12m. Thành phần là cát hạt mịn đến trung lẫn bột màu xám vàng.

Kết quả múc nước thí nghiệm tại các điểm giếng đào cho lưu lượng: Q = 0,20 ÷ 0,50l/s (trung bình: 0,30l/s), mực nước hạ thấp: S = 0,30 ÷ 0,70 (trung bình: 0,53m), tỉ lưu lượng q = 0,333 ÷ 0,714l/sm (trung bình; 0,571l/sm) và mực nước tĩnh MNT = 1,20÷ 3,00m (trung bình: 2.07m).

Bảng 3.7 - Kết quả múc nước thí nghiệm trong các giếng đào tầng chứa nước qh

Giá trị Mực nước tĩnh (m) Lưu lượng (l./s) Hạ thấp (m) Tỉ lưu lượng (l/sm)

Nhỏ nhất 1,20 0,20 0,30 0,333

Lớn nhất 3,00 0,50 0,70 0,714

Trung bình 2,07 0,30 0,53 0,571

- Phần hạt thô gồm: cát mịn, cát bột màu xám đen, nằm dưới cùng của mặt cắt các trầm tích biển hệ tầng Hậu Giang (mQ21-2hg). Phía trên thường bị phủ bởi các lớp bùn sét, sét của thành tạo rất nghèo nước tuổi Holocen và thường phủ trên thành tạo rất nghèo nước Q13. Bề dày thay đổi từ vài mét đến trên 30,0m.

Kết quả hút nước thí nghiệm giếng khoan cho thấy mức độ chứa nước thuộc loại rất nghèo (xem Bảng 3.8).

Bảng 3.8 - Kết quả hút nước thí nghiệm trong các lỗ khoan tầng chứa nước qh

Giá trị Mực nước tĩnh (m) Lưu lượng (l./s) Hạ thấp (m) Tỉ lưu lượng (l/sm)

Nhỏ nhất 0,80 0,004 1,02 0,001

Lớn nhất 2,50 0,05 1,03 0,049

Trung bình 1,57 0,03 1,03 0,025

Nước thành tạo trên các giồng cát trên địa hình cao có chất lượng tốt và có thể sử dụng cho ăn uống sinh hoạt và các mục tiêu khác không cần chất lượng cao (xem Bảng 3.9). Nước thường rất mềm đến hơi cứng với độ cứng thay đổi trong khoảng

0,800 ÷ 4,200mgdl/l (trung bình 1,930mgdl/l), thuộc loại nước base yếu với pH = 8,1 ÷ 8,4 (trung bình là 8,3).

Loại hình nước phổ biến là Bicacbonat Natri + kali, Bicacnat - chlorua Natri + kali.

Bảng 3.9 - Thành phần hóa học của nước nhạt trong các giồng cát

Giá trị Tổng độ khoáng hóa g/l Độ cứng (mgdl/l) pH Hàm lượng một số thành phần hóa học (mg/l) HCO3- Cl- SO4- Fe2+ Fe3+ NH4+ NO2- NO3- Nhỏ nhất 0,17 0,800 8,1 54,92 24,02 6,50 - - - - - Lớn nhất 0,63 4,200 8,4 54,92 48,00 49,00 - - - - - Trung bình 0,32 1,930 8,3 77,97 29,28 8,57 - - - - -

Phần ven rìa các giồng cát này thường bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước mặt ở chung quanh, chất lượng nước được thể hiện trong Bảng 3.10. Nước lợ mặn trong tầng chứa nước này có tổng độ khoáng hóa thay đổi trong khoảng 1,31 ÷ 4,21g/ l (trung bình là 2,58g/l). Nước thường cứng đến rất cứng với độ cứng thay đổi trong khoảng 7,240 ÷ 15,100mgdl/l (trung bình 12,360mgdl/l), thuộc loại nước base yếu với pH = 7,1 ÷ 8,4 (trung bình là 7,7).

Loại nước phổ biến là Chlorua -Natri+kali, Chlorua bicacbonat - Natri +lali.

Bảng 3.10 - Thành phần hóa học của nước mặn trong các giồng cát

Giá trị Tổng độ khoáng hóa g/l Độ cứng (mgdl/l) pH Hàm lượng các thành phần đặc trưng (mg/l) HCO3- Cl- SO4- Fe2+ Fe3+ NH4+ NO2- NO3- Nhỏ nhất 1,31 7,240 7,1 213,57 311,96 48,03 0,04 0,01 0,09 0,02 1,43 Lớn nhất 4,21 15,100 8,4 912,86 1818,59 238,23 0,11 0,02 0,40 15,07 50,12 Trung bình 2,58 12,360 7,7 613,37 938,72 162,44 0,07 0,01 0,20 7,55 15,79

Trong phạm vi tầng chứa nước qh bị che phủ bởi thành tạo rất nghèo nước Q2, nước cũng có chất lượng tốt tại một số nơi (Long Phú, Mỹ Xuyên và TP. Sóc Trăng (xem Bảng 3.11). Nước nhạt trong tầng chứa nước này có tổng độ khoáng hóa thay đổi trong khoảng 0,30 ÷ 0,97g/l (trung bình là 0,64g/l). Nước thường mềm đến rất cứng với độ cứng thay đổi trong khoảng 2,770 ÷ 16,180mgdl/l (trung bình 5,810mgdl/l), thuộc loại nước acid yếu đến base yếu với pH = 7,4 ÷ 8,8 (trung bình là 8,0).

Loại nước phổ biến là Bicacbonat - Natri+kali magne, Bicacbonat chlorua - Natri+kali magne và Chlorua Natri+kali.

Bảng 3.11 - Thành phần hóa học của nước nhạt của tầng chứa nước qh bị phủ

Giá trị Tổng độ khoáng hóa g/l Độ cứng (mgdl/l) pH Hàm lượng các thành phần đặc trưng (mg/l) HCO3- Cl- SO4- Fe2+ Fe3+ NH4+ NO2- NO3- Nhỏ nhất 0,30 2,770 7,4 34,71 31,91 4,32 0,03 0,05 Lớn nhất 0,97 16,180 8,8 422,10 382,86 119,05 0,32 0,54 0,81 4,55 18,24 Trung bình 0,64 5,810 8,0 197,13 155,64 42,94 0,14 0,23 0,34 0,71 5,99

Phần lớn diện tích phân bố còn lại nước thường bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn làm cho độ tổng khoáng hóa của nước trong tầng chứa nước này có giá trị khá cao (xem Bảng 3.12). Loại nước phổ biến là Chlorua Natri+kali hoặc Chlorua - Natri, Chlorua bicacbonat - Natri (magne), Chlorua - sunfat - Natri (magne) hoặc Sulfat chlrua - Natri+ kali (magne).

Bảng 3.12 - Thành phần hóa học của nước mặn của tầng chứa nước qh bị phủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị Tổng độ khoáng hóa g/l Độ cứng (mgdl/l) pH Hàm lượng các thành phần đặc trưng (mg/l) HCO3- Cl- SO4- Fe2+ Fe3+ NH4+ NO2- NO3- Nhỏ nhất 1,03 4,90 3,05 12,20 17,00 4,00 0,01 0,01 0,01 0,01 0,02 Lớn nhất 29,08 441,40 8,71 951,60 17.902,25 4.710,05 27,60 61,84 123,07 26,13 29,10 Trung bình 8,61 82,52 7,39 340,10 4.427,35 637,92 2,01 3,06 10,97 1,63 3,66

Nguồn cung cấp cho nước của tầng chứa nước qh chủ yếu là nước mưa. Mực nước dao động theo mùa, mùa khô thường cạn nước. Với biên độ dao động trung bình là 0,23m. Hình 2.1 cho thấy từ năm 1991 đến nay mực nước đã suy giảm tổng cộng là 1,40m (trung bình là 0,1m/năm).

Hình 3.8 - Mực nước tầng chứa nước qh.

2- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pleistocen trên (qp3)

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích tuổi Pleistocen trên (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước qp3). Bao gồm các trầm tích hạt thô của đất đá hệ tầng Long Mỹ (mQ13lm), thành phần chủ yếu cát mịn, mịn trung lẫn ít sạn sỏi và vỏ sò ốc màu xám xanh, xám trắng. Phân bố trong toàn tỉnh Sóc Trăng, bề dày thay đổi trong khoảng 3,00 ÷ 50,9m (trung bình 20,50m). Chiều sâu mái phân bố từ độ sâu 24,0m đến 95,0m (trung bình 50,39m) và chiều sâu đáy phân bồ trong khoảng 30,0 đến 125,0m (trung bình 70,74).

Độ giàu nước: Trong vùng không có lỗ khoan hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước, tuy nhiên qua phân tích bề dày và độ hạt cho thấy tầng chứa nước có độ

chứa nước từ giàu đến nghèo. Kết quả đo đạc trong quá trình thực địa tại các lỗ khoan khai thác cho kết quả như trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13 - Kết quả hút nước thí nghiệm trong các lỗ khoan tầng chứa nước qp3

Giá trị Mực nước tĩnh (m) Lưu lượng (l./s) Hạ thấp (m) Tỉ lưu lượng (l/sm)

Nhỏ nhất 1,30 0,50 2,40 0,185

Lớn nhất 4,50 0,60 2,70 0,208

Trung bình 2,78 0,53 2,57 0,195

Thành phần hóa học: Theo bản đồ ĐCTV, nước nhạt chỉ phân bố thành hai khoảnh phía đông tỉnh Sóc Trăng là khoảnh Kế Sách - Long Phú với diện tích là 267,6km2 và khoảnh Trần Đề - Long Phú với diện tích 251,3km2 (Hình 3.9).

Thành phần hóa học của nước nhạt trong hai khoảnh này được thống kê chi tiết trong Bảng 3.14. Nước nhạt trong tầng chứa nước này có tổng độ khoáng hóa thay đổi trong khoảng 0,33 ÷ 0,98g/l (trung bình là 0,73g/l). Nước thường mềm đến rất cứng với độ cứng thay đổi trong khoảng 1,980 ÷ 33,006mgdl/l (trung bình 12,062mgdl/l), thuộc loại nước acid yếu đến base yếu với pH = 6,0 ÷ 8,7 (trung bình là 7,6).

Loại nước rất đa dạng, phổ biến Bicacbonat - Magne, Bicacbonat chlorua - magne (Calci), Chlorua - bicacbonat Natri, Chlorua - Natri. Một vài nơi ở Kế Sách, Trần Đề, Châu Thành có hàm lượng sulfat cao trên 100mg/l và nước chuyển sang loại hình Sulfat chlorua - Magne (Calci) hoặc Bicacbonat sulfat Natri (Magne).

Bảng 3.14 - Thành phần hóa học nước nhạt của tầng chứa nước qp3

Giá trị Tổng độ khoáng hóa (g/ l) Độ cứng (mgdl/l) pH Hàm lượng các thành phần đặc trưng (mg/l) HCO3- Cl- SO4- Fe2+ Fe3+ NH4+ NO2- NO3- Nhỏ nhất 0,33 1,980 6,0 22,00 0,70 1,44 0,01 0,01 0,01 0,001 0,05 Lớn nhất 0,98 33,006 8,7 488,00 470,00 355,20 4,10 10,60 6,13 2,78 20,10 Trung bình 0,73 12,062 7,6 303,19 107,04 43,35 0,58 0,74 1,16 0,37 3,93

Hình 3.9 - Bản đồ phân bố nước nhạt tầng chứa nước qp3

Nước lợ mặn phân bố trên phần lớn diện tích còn lại của tỉnh Sóc Trăng (Hình 3.9). Thành phần hóa học của nước lợ mặn được thống kê chi tiết trong Bảng 3.14. Loại nước cũng đa dạng, phổ biến Chlorua - Natri hoặc Natri+kali, Chlorua - Magne, Chlorua sulfat - Magne calci, Bicacbonat - Magne (Calci), Bicacbonat chlorua -Magne và Sulfat chlorua (bicacboant) - Magne (Calci).

Bảng 3.15 - Thành phần hóa học nước lợ mặn của tầng chứa nước qp2-3

Giá trị Tổng độ khoáng hóa (g/ l) Độ cứng (mgdl/l) pH Hàm lượng các thành phần đặc trưng (mg/l) HCO3- Cl- SO4- Fe2+ Fe3+ NH4+ NO2- NO3- Nhỏ nhất 1,01 0,59 4,80 48,80 5,27 3,71 0,01 0,01 0,003 0,002 0,04 Lớn nhất 24,43 474,58 8,40 5.514,00 19.170,00 8.228,15 6,90 27,75 15,00 14,49 41,10 Trung bình 6,04 82,49 7,42 464,53 2647,96 980,48 0,93 1,92 1,93 0,97 4,98 Động thái NDĐ

Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước qp3 chủ yếu từ chung quanh chảy đến và một phần thấm xuyên giữa qua các tầng chứa nước nằm kề. Trong điều kiện tự nhiên mực nước có xu hướng dao động theo mùa với biên động dao động trung bình

khoảng 1,17m. Ngoài ra, trong từng ngày mực nước còn dao động theo chế độ của thủy triều của Biển Đông.

Hình 3.10 cho thấy từ năm 1999 đến nay mực nước suy giảm tổng cộng 2,5m (trung bình 0,25m/năm). Sự suy giảm này liên quan chung đến quá trình suy giảm mực nước của hệ thống NDĐ toàn ĐBNB.

Đây là tầng chứa nước có diện phân bố rộng, nhưng bề dày không lớn và chất lượng nhiều nơi kém nên khả năng khai thác sử dụng không cao. Tuy nhiên đối với khu vực ven biển như Trần Đề và phía nam của Long Phú thì đây là đối tượng chứa nước cần quan tâm. Đặc biệt dùng để khai thác phục vụ cho các nhu cầu dùng nước không đòi hỏi chất lượng cao.

Hình 3.10 - Biểu đồ mực nước tầng chứa nước qp3.

3- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pleistocen giữa - trên (qp2-3)

Tầng chứa nước trầm tích Pleistocen giữa - trên (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước qp2-3) được thành tạo từ các thành phần hạt thô nền dưới của hệ tầng Long Toàn. Trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng tầng chứa nước qp2-3 có diện phân bố rộng khắp toàn vùng, chúng không lộ ra trên mặt mà bị các thành tạo rất nghèo nước mQ12-3lt

phủ trực tiếp lên và phủ trực tiếp lên thành tạo rất nghèo nước m,amQ11nc. Chiều sâu mái thường gặp ở độ sâu 54,0m đến 137,0m (trung bình là 82,63) và đáy của tầng chứa nước này kết thúc ở độ sâu 92,0m đến 175,0m (trung bình là 131,47). Bề dày của tầng thay đổi từ khoảng 7,00m đến 81,00m (trung bình là 49,75). Thành phần đất đá chủ yếu là cát nhiều cỡ hạt lẫn sạn sỏi chứa nước xen kẹp các thấu kính mỏng bột sét.

Độ giàu nước: Kết quả hút nước thí nghiệm cho thấy đây là tầng chứa nước rất giàu, lưu lượng Q = 9,05 ÷ 19,10l/s (trung bình là 14,57l/s); mực nước hạ thấp S = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2,51 ÷ 18,81m (trung bình là 18,81m) và tỷ lưu lượng q = 0,300 ÷ 4,260l/sm (trung bình là 2,063l/sm).

Bảng 3.16 - Kết quả hút nước thí nghiệm trong các lỗ khoan tầng chứa nước qp2-3

Giá trị Mực nước tĩnh (m) Lưu lượng (l/s) Hạ thấp (m) Tỉ lưu lượng (l/sm)

Nhỏ nhất 0,44 9,05 2,51 0,481

Lớn nhất 8,68 19,10 18,81 4,223

Trung bình 3,47 14,57 10,53 2,063

Thành phần hóa học: Theo bản đồ ĐCTV, nước nhạt phân bố trên 2/3 tỉnh Sóc Trăng với diện tích tổng cộng là 2.388,1km2 (xem Hình 3.11).

Thành phần hóa học của nước nhạt được thống kê chi tiết trong Bảng 3.17. và thành phần hóa học của nước lợ mặn được thống kê chi tiết trong Bảng 3.18. Nước nhạt trong tầng chứa nước này có tổng độ khoáng hóa thay đổi trong khoảng 0,25 ÷ 0,99g/l (trung bình là 0,70g/l). Nước thường mềm đến rất cứng với độ cứng thay đổi trong khoảng 0,370 ÷ 30,360mgdl/l (trung bình 7,180mgdl/l), thuộc loại nước acid đến base yếu với pH = 4,7 ÷ 9,0 (trung bình là 7,5).

Loại nước phổ biến Bicacbonat - Natri (Natri+kali) magne, Bicacbonat chlorua - Magne (Calci), Chlorua bicacbonat Chlorua - Natri.

Đặc biệt, nhiều nơi nước có hàm lượng sulfat cao đáng kể như:

- Huyện Châu Thành: tại các lỗ khoan quan trắc G18, G19, QTS36A và QTS37A hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 102,15 - 436,05mg/l, nước chuyển sang loại Bicacbonat sulfat - Magne thậm chí trở thành Sulfat - Magne (Calci) hoặc Sulfat - Magne (Calci).

- Huyện Kế Sách: tại các lỗ khoan quan trắc G22, QTS3A và QTS4A hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 121,70 - 219,05mg/l, nước chuyển sang loại Bicacbonat sulfat - Magne thậm chí trở thành Sulfat chlor- Magne (Calci).

- Huyện Long Phú: tại các lỗ khoan quan trắc G10, G11, G12, QTS7A và một số lỗ khoan hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 111,91 - 154,65mg/l, nước chuyển sang loại Bicacbonat sulfat - Magne thậm chí trở thành Sulfat chlor hoặc bicacbonat- Magne (Calci).

- Huyện Mỹ Tú: tại các lỗ khoan quan trắc QTS29A và QTS30A hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 108,00 - 123,45mg/l, nước chuyển sang loại Bicacbonat sulfat - Magne.

- Huyện Mỹ Xuyên: tại các lỗ khoan quan trắc QTS32, QTS33A và G6A hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 138,35 - 219,45mg/l, nước chuyển sang loại Bicacbonat sulfat - Magne (Natri).

- Huyện Ngã Năm: tại các lỗ khoan quan trắc G15, G16, QTS25A, QTS26A, QST28A và một số lỗ khoan khai thác hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 118,00 - 267,15mg/l, nước chuyển sang loại Bicacbonat sulfat - Magne (Natri) và Sulfat chlor - Magne.

- Huyện Thạnh Trị: tại các lỗ khoan quan trắc G13A, G13B và QTS27 hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 100,45 - 215,45mg/l, nước chuyển sang loại Bicacbonat sulfat - Magne.

Hình 3.11 - Bản đồ phân bố nước nhạt tầng chứa nước qp2-3

- TP. Sóc Trăng: tại các lỗ khoan Q40902A, G23A và QTS8A hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 100,45 - 221,85mg/l, nước chuyển sang loại Bicacbonat sulfat chlor - Natri magne hoặc Sulfat chlor bicacbonat - Magne natri.

- Huyện Trần Đề: tại các lỗ khoan quan trắc G25, QST4A, QTS10A hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 121,95 - 194,40mg/l, nước chuyển sang loại Bicacbonat sulfat - Magne.

.- Huyện Vĩnh Châu: tại hầu hết các lỗ khoan quan trắc và rất nhiều lỗ khoan khai thác hàm lượng sulfat có giá trị trong khoảng 122,48 - 353,02mg/l, nước chuyển sang lọai Bicacbonat sulfat - Natri và (Magne) và Sulfat bicacbonat - Natri (Magne).

Giá trị Tổng độ khoáng hóa (g/ l) Độ cứng (mgdl/l) pH Hàm lượng các thành phần đặc trưng (mg/l) HCO3- Cl- SO4- Fe2+ Fe3+ NH4+ NO2- NO3- Nhỏ nhất 0,25 0,370 4,7 12,20 1,33 0,39 0,01 0,00 0,02 0,001 0,01 Lớn nhất 0,99 30,360 9,0 561,20 470,00 436,05 34,00 190,00 14,70 43,63 35,99 Trung bình 0,70 7,180 7,5 294,54 69,77 101,27 0,49 1,57 1,27 3,93 4,48

Nước lợ mặn phân bố trên phần lớn diện tích còn lại của tỉnh Sóc Trăng (Hình 3.9) và thành phần hóa học của nước lợ mặn được thống kê chi tiết trong Bảng 3.18.

Nước lợ mặn trong tầng chứa nước này có tổng độ khoáng hóa thay đổi trong khoảng 1,00 ÷ 32,17g/l (trung bình là 3,35g/l). Nước thường hơi cứng đến rất cứng với độ cứng thay đổi trong khoảng 1,400 ÷ 277,209mgdl/l (trung bình 25,414mgdl/l), thuộc loại nước acid đến base yếu với pH = 3,2 ÷ 8,7 (trung bình là 7,3).

Loại nước phổ biến Chlorua - Natri hoặc Natri+Kali, Chlorua - Magne, Chlorua sulfat - Magne calci, Bicacbonat sulfat - Magne (Calci), Bicacbonat chlorua - Magne, Sulfat bicacbonat - Magne calci và Sulfat chlorua (bicacboant) - Magne (Calci).

Bảng 3.18 - Thành phần hóa học nước lợ - mặn của tầng chứa nước qp2-3

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 44 - 66)