-Nguồn nước nhạt

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 107 - 111)

1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG

4.3.1 -Nguồn nước nhạt

Trữ lượng khai thác tiềm năng của NDĐ nhạt trong toàn tỉnh Sóc Trăng là 3.052.378m3/ngày. Trong từng địa phương sẽ có giá trị trữ lượng tương ứng như trình bày trong Bảng 4.64.

4.3.1.1 -Lượng khai thác

Đối với từng địa phương

- Tiềm năng NDĐ lớn nhất ở H. Kế Sách là 627.529m3/ngày và thấp nhất là ở TP. Sóc Trăng là 138.409m3/ngày.

- Các huyện Kế Sách, Long Phú và Thạnh Trị có trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ trên 400.000m3/ngày, có thể xem đây là những địa phương giàu nước của tỉnh Sóc Trăng.

- Các huyện Ngã Năm, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung và Châu Thành có trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ trên 200.000m3/ngày, có thể xem đây là những địa phương giàu nước trung bình của tỉnh Sóc Trăng.

- Các huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Trần Đề và TP. Sóc Trăng có trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ dưới 170.000m3/ngày, có thể xem là những địa phương giàu nghèo nước của tỉnh Sóc Trăng.

Bảng 4.64 - Trữ lượng khai thác tiềm của tỉnh Sóc Trăng theo địa phương

TT Huyện, thị, thành phố Diện tích (km2)

Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày)

Động Đàn hồi Tĩnh Tổng Trữ lượng an toàn (m3/ ngày) 1 TP.Sóc Trăng 76,15 1.860 4.786 71.758 78.405 6.646 2 Kế Sách 353,00 2.371 36.480 588.678 627.529 38.852 3 Long Phú 263,72 1.682 22.093 417.893 441.667 23.774 4 Ngã Năm 242,20 785 22.062 207.319 230.166 22.847 5 Thạnh Trị 287,60 1.256 29.495 461.412 492.163 30.750 6 Mỹ Tú 368,16 1.362 8.826 150.307 160.495 10.189 7 Vĩnh Châu 473,40 5.198 7.212 192.224 204.634 12.410 8 Mỹ Xuyên 370,95 5.340 4.113 128.955 138.409 9.454 9 Cù Lao Dung 261,40 784 9.571 238.667 249.022 10.355 10 Châu Thành 236,30 583 15.684 270.229 286.495 16.267 11 Trần Đề 378,76 1.906 3.616 137.870 143.392 5.522 Tổng cộng 3311,76 23.127 163.938 2.865.313 3.052.378 187.065

Đối với tầng chứa nước

- Tiềm năng NDĐ lớn nhất ở tầng chứa nước qp2-3 là 725.913m3/ngày và thấp nhất là ở tầng chứa nước qh là 15.475m3/ngày.

- Các tầng chứa nước qp2-3, qp1, n22 và n13 có trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ trên 500.000m3/ngày, có thể xem là những tầng giàu nước của tỉnh Sóc Trăng.

- Tầng chứa nước n21 có trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ trên 300.000m3/ngày, có thể xem là tầng giàu nước trung bình của tỉnh Sóc Trăng.

- Các tầng chứa nước qh và qp3, n22 có trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ trên 50.000m3/ngày, có thể xem là những tầng nghèo nước của tỉnh Sóc Trăng.

Bảng 4.65 - Trữ lượng khai thác tiềm năng của tính Sóc Trăng theo tầng chứa nước

TT Huyện, thị, thành phố Diện tích (km2)

Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày)

Động Đàn hồi Tĩnh Tổng Trữ lượng an toàn (m3/ngày) 1 qh 78,3 13.254 0 2.221 15.475 13.254 2 qp3 518,7 574 805 44.130 45.510 1.379 3 qp2-3 2.398,1 2.684 16.240 776.989 795.913 18.923 4 qp1 2.001,7 2.008 26.947 693.208 722.163 28.956 5 n22 688,7 2.071 29.912 484.373 516.356 31.983 6 n21 748,6 1.184 27.696 330.913 359.792 28.879 7 n13 1.076,4 1.352 62.338 533.479 597.170 63.690 Tổng cộng 23.127 163.938 2.865.313 3.052.378 187.065

Trữ lượng tiềm năng tỉnh Sóc Trăng khá lớn, khi khai thác được lượng nước này thì mực nước sẽ hạ thấp rất lớn. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực không chỉ ở Sóc Trăng mà các tỉnh chung quanh. Do đó, cần tính toán khả năng khai thác tốt nhất của hệ thống NDĐ ở Sóc Trăng, vừa bảo đảm cung cấp đầy đủ nhu cầu xã hội mà vẫn bản đảm dùy trì ổn định. Báo cáo sẽ xem xét trữ lượng này dưới hai góc độ:

- Giới hạn trữ lượng khai thác từ tính toán của mô hình NDĐ. Kết quả xác định thông qua bài toán hạ thấp mực nước đến giới hạn 50,0m cho trữ lượng khai thác có thể là 650.000m3/ngày. Giá trị này xấp xỉ 20% trữ lượng khai thác tiềm năng và được xem là giới hạn trên.

- Trữ lượng an toàn: đây là trữ lượng được xác định theo trữ lượng động và trữ lượng đàn hồi (chưa xâm phạm trữ lượng tĩnh). Kết quả tính toán cho thấy trữ lượng này là 187.065m3/ngày và giá trị của từ địa phương được thống kê trong Bảng 4.65. Lượng khai thác này, có thể được xem là lượng khai thác an toàn vì sẽ được hồi phục một phần hàng năm trong điều kiện tự nhiên.

Trữ lượng này cũng có thể được xem là lượng nước khai thác tối đa của từng địa phương hoặc từng tầng chứa nước. Khi vượt qua giới hạn này cần có biện pháp hữu hiệu hạn chế khai thác.

Mật độ khai thác cho phép theo trữ lượng tiềm năng của toàn tỉnh Sóc Trăng là 922m3/ngày/km2. Mật độ khai thác trong từng địa phương được tính toán có giá trị thay đổi từ 379m3/ngày/km2 (huyện Trần Đề) đến 1.778m3/ngày/km2 (huyện Kế Sách). Giá trị mật độ khai thác tại các địa phương được thống kê trong Bảng 4.66.

Mật độ khai thác an toàn được xác định là 50m3/ngày/km2. Mật độ khai thác trong từng địa phương được tính toán có giá trị thay đổi từ 15m3/ngày/km2 (huyện Trần Đề) đến 110m3/ngày/km2 (huyện Kế Sách). Giá trị mật độ khai thác an toàn tại các địa phương được thống kê trong Bảng 4.66.

Bảng 4.66 - Mật độ khai thác theo từng địa phương

TT Huyện, thị, thành phố Diện tích (km2)

Mật độ khai thác (m3/ngày/km2)

Tiềm năng An toàn

1 TP.Sóc Trăng 76,15 1.030 87 2 Kế Sách 353,00 1.778 110 3 Long Phú 263,72 1.675 90 4 Ngã Năm 242,20 950 94 5 Thạnh Trị 287,60 1.711 107 6 Mỹ Tú 368,16 436 28 7 Vĩnh Châu 473,40 432 26 8 Mỹ Xuyên 370,95 373 25 9 Cù Lao Dung 261,40 953 40 10 Châu Thành 236,30 1.212 69 11 Trần Đề 378,76 379 15 Tổng cộng 3311,76 922 50

Đối với từng tầng chứa nước cũng sẽ có mật độ khai thác khác nhau. Tính theo trữ lượng khai thác tiềm năng thì mật độ khai thác lớn nhất là 555m3/ngày/km2

(tầng chứa nước n13) và thấp nhất là 88m3/ngày/km2 (tầng chứa nước qp3). Giá trị mật độ khai thác của các tầng chứa nước được thống kê trong Bảng 4.67.

Xét theo trữ lượng an toàn, không kể tầng chứa nước qh thì mật độ khai thác cao nhất là 59m3/ngày/km2 (tầng chứa nước n13) và thấp nhất là 3m3/ngày/km2 (tầng chứa nước qp3). Giá trị mật độ khai thác an toàn của các tầng chứa nước được thống kê trong Bảng 4.67.

Bảng 4.67 - Mật độ khai thác theo từng tầng chứa nước

TT Huyện, thị, thành phố Diện tích phân bố (km2)

Mật độ khai thác (m3/ngày/km2)

Tiềm năng An toàn

1 qh 78,3 198 169

2 qp3 518,7 88 3

TT Huyện, thị, thành phố Diện tích phân bố (km2)

Mật độ khai thác (m3/ngày/km2)

Tiềm năng An toàn

1 qh 78,3 198 169

4 qp1 2.001,7 361 14

5 n22 688,7 750 46

6 n21 748,6 481 39

7 n13 1.076,4 555 59

4.3.1.3 -Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn NDĐ

Hiện trạng khai thác NDĐ ở Sóc Trăng theo tính toán là 244.850m3/ngày. So với trữ lượng tiềm năng chỉ bằng xấp xỉ 8,0%. TP. Sóc Trăng và huyện Mỹ Xuyên đã vượt qua ngưỡng 20% trữ lượng tiềm năng. Huyện Vĩnh Châu và Trần Đề có lượng khai thác cũng đạt gần đến xấp xỉ 20% trữ lượng khai thác tiềm năng. Các địa phương còn lại chỉ đạt tỉ lệ <10% trữ lượng khai thác tiềm năng. Như vậy, nếu xét theo ngưỡng khai thác bền vững là 20% trữ lượng khai thác tiềm năng thì nhiều địa phương cần hạn chế khai thác hoặc có biện pháp khai thác hợp lý (chuyển nước từ nơi thừa nước đến, chuyển xuống khai thác các tầng chứa nước sâu). Thậm chí, có thể áp dụng giải pháp bổ sung nhân tạo để tăng cường trữ lượng NDĐ.

So với trữ lượng an toàn lượng khai thác đã lớn hơn 30,9%. Hầu hết các địa phương thiếu nước ngoại trừ huyện Kế sách, Long Phú; Châu Thành và Thạnh Trị.

Hiện trạng mực nước cho thấy nhiều nơi mực nước đã hạ thấp đến -8m so với mực nước biển. Điều này sẽ đưa đến suy nghĩ là lượng khai thác đã lớn hơn lượng bổ cập tự nhiên. Như vậy, có khả năng lượng khai thác an toàn được xác định phù hợp với lượng bổ cập tự nhiên (?).

Tóm lại, hiện trạng khai thác trong toàn tỉnh chỉ bằng 8,0% trữ lượng khai thác tiềm năng. Tuy nhiên, cần lưu ý hai địa phương có lượng khai thác vượt ngưỡng bền vững (P. Sóc Trăng và huyện Mỹ Xuyên) và hai địa phương gần đạt đến ngưỡng (huyện Vĩnh Châu và Trần Đề).

Đề nghị giải pháp khắc phục:

- Chuyển nước cho TP. Sóc Trăng: huyện Châu Thành và Long Phú là hai địa phương giáp TP.Sóc Trăng hiện còn thừa nhiều NDĐ, do đó cần xem xét chuyển NDĐ từ các nơi này.

- Chuyển nước cho huyện Mỹ Xuyên: cần hạn chế khai thác ở Mỹ Xuyên và tận dụng tối đa nguồn nước khai thác từ tầng chứa nhạt qh (các giồng cát). Tìm biện pháp chuyển nước từ Thạnh Trị hoặc Long Phú cho những vùng giáp ranh.

- Chuyển nước cho huyện Trần Đề: tăng cường khai thác tầng chứa nước nông qp3 ở các xã phía tây nam và chuyển nước từ Long Phú ở những khu vực giáp ranh giới.

Đới ven bờ thuộc địa phần của huyện Vĩnh Châu và Trần Đề có khả năng chứa nước nhạt. Một kết quả nghiên cứu đã có của vùng biển Bạc Liêu đã thành công trong việc xác định nguồn nước nhạt ở đới ven bờ có độ sâu 3m.

Bảng 4.68 - Đánh giá hiện trạng khai thác NDĐ

TT Huyện, thị, thành phố

Hiện trạng khai thác

Trữ lượng (m3/ngày) Đánh giá theo tiềm năng Đánh giá theo trữ lượng an toàn Tiềm

năng toànAn Tỉ lệ (%) Tiềm năng Tỉ lệ (%) Tiềm năng

1 TP.Sóc trăng 31.145 78.405 6.646 39,7 Thừa nước 468,6 Thiếu nước 2 Kế Sách 23.442 627.529 38.852 3,7 Thừa nước 60,3 Thừa nước 3 Long Phú 22.344 441.667 23.774 5,1 Thừa nước 94,0 Thừa nước 4 Ngã Năm 22.868 230.166 22.847 9,9 Thừa nước 100,1 Thiếu nước 5 Thạnh Trị 16.666 492.163 30.750 3,4 Thừa nước 54,2 Thừa nước 6 Mỹ Tú 12.243 160.495 10.189 7,6 Thừa nước 120,2 Thiếu nước 7 Vĩnh Châu 39.390 204.634 12.410 19,2 Thừa nước 317,4 Thiếu nước 8 Mỹ Xuyên 31.298 138.409 9.454 22,6 Thừa nước 331,1 Thiếu nước 9 Cù Lao Dung 11.417 249.022 10.355 4,6 Thừa nước 110,3 Thiếu nước 10 Châu Thành 8.710 286.495 16.267 3,0 Thừa nước 53,5 Thừa nước 11 Trần Đề 25.328 143.392 5.522 17,7 Thừa nước 458,7 Thiếu nước

Tổng cộng 244.850 3.052.378 187.065 8,0 130,9

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w