1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG
4.4.5 -Các vấn đề về nguồn lực tài chính
Vấn đề 11 - Các nguồn vốn phục vụ cho việc cấp nước, quản lý và bảo vệ tài
nguyên nước NDĐ.
Các địa phương nói chung cần một nguồn vốn khá lớn trong khi ngân sách có hạn nên phải có cơ chế phù hợp để đa dạng hoá hình thức đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Do vậy, cần phải có chương trình thực hiện cụ thể, dài hơi để công khai danh mục các công trình và mời gọi các nhà đầu tư. Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính để vay vốn đầu tư. Đặc biệt, phải hết sức tranh thủ nguồn vốn ODA (có lãi suất thấp và thời gian trả nợ lâu) và các nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của các tổ chức nước ngoài. Ngoài nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm được giữ lại và vốn ngân sách địa phương, đến lúc nào đó cần thiết xây dựng các biện pháp huy động vốn khác như: cổ phần hoá, liên doanh, tham gia thị trường chứng khoán...
- Cần có có các chương trình, Dự án, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm để đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý tài nguyên nước, tăng cường trang thiết bị phục vụ quản lý.
- Cần có các chương trình, dự án cụ thể để huy động các nguồn vốn vay ODA. - Cần khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động khai thác và bảo vệ tài nguyên nước NDĐ.
- Cần xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực để bảo vệ, giữ gìn nguồn NDĐ trên địa bàn tỉnh.
Vấn đề 12 - Thuế tài nguyên và môi trường.
Vấn đề thuế tài nguyên môi trường đã quan tâm từ lâu tại các địa phương nhưng đến này vẫn chưa thực hiện có hệ thống. Cần thiết phải xây dựng hệ thống phương pháp luận và hành lang pháp lý để trở thành luật và thực hiện.
- Các tổ chức, cá nhân thực hiện khoan thăm dò và thác có nghĩa vụ đóng các loại thuế theo luật định.
- Các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước cần thực hiện nghĩa vụ thuế tài nguyên môi trường theo luật định.