-Chất lượng nguồn nước mặt

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 34 - 39)

1. 1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG

3.2.2 -Chất lượng nguồn nước mặt

Nguồn cấp nước mặt chính của Sóc Trăng là từ sông Hậu, theo các hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt đưa nước về Sóc Trăng. Các số liệu giám sát chất lượng nước trong những năm qua tại các trạm trên sông Hậu cho thấy nước sông Hậu có chất lượng tốt, hiện chưa có các dấu hiệu ô nhiễm hoá học nào. Tuy nhiên, khi về tới Sóc Trăng, cùng với các vấn đề xâm nhập mặn và nước phèn- những trở ngại gây ra do cấu trúc thổ nhưỡng và đặc điểm địa hình, sự nhiễm bẩn do các hoạt động của con người và các hoạt động phát triển kinh tế gây ra đã làm cho chất lượng nước trở nên xấu đi. Một số vấn đề chính về chất lượng nước mặt của Sóc Trăng như sau:

Nằm tiếp giáp với biển Đông, nguồn nước mặt Sóc Trăng chịu sự tác động xâm nhập mặn mạnh mẽ từ biển Đông thông qua hệ thống sông Mỹ Thanh, sông Hậu, các kênh ven biển Vĩnh Châu …. Hiện nay toàn bộ phần diện tích nằm ở phía Nam Quốc lộ I - Sóc Trăng, Đại Ngãi đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng mặn 4g/l từ 3 - 6 tháng.

Trên sông Hậu, trước năm 1985 ranh mặn 1g/l nằm ở An Lạc Tây, song những năm gần đây, mặn đã lên cao hơn (đặc biệt năm 1999 độ mặn 1g/l lên cách Thượng lưu An Lạc Tây 4km) và như vậy rất có khả năng mặn 1g/l đã lên tới An Lạc Thôn. Tuy nhiên, thời gian ảnh hưởng chỉ một số giờ, trong các tháng 3, 4 & 5. Đảm bảo quanh năm tiêu chuẩn về độ mặn cho nước sinh hoạt, dọc sông Hậu, trong địa phận Sóc Trăng chỉ còn cửa Cái Côn với hai nhánh Cái Côn và Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Theo hướng sông Mỹ Thanh, mặn 1g/l theo kênh Phụng Hiệp - Sóc Trăng vượt qua xã Thuận Hoà (độ mặn lớn nhất đo được tại Trà Quýt năm 1998 là 5g/l, năm 1999 là 2,9g/l). Như vậy mặn 1g/l có khả năng vượt qua xã Hồ Đắc Kiện (Mỹ Tú). Thời gian mặn năm 1998, 1999 cũng kéo dài hơn. Nếu như năm 1995, 1996 mặn trên 1g/l chỉ kéo dài 4 - 6 giờ trong các ngày nước lớn, tháng 4, thì năm 1999 thời gian duy trì mức 1g/l kéo dài tới 17 ngày (13/3 – 30/3).

Hiện nay nhờ các dự án thuỷ lợi Tiếp Nhật, Ba Rinh -Tà Liêm, Quản Lộ - Phụng Hiệp, nước mặn chỉ còn ở trên các sông rạch và chủ yếu chỉ còn ở phần lớn huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, một phần huyện Thạnh Trị và cù lao trên sông.

Cũng phải cần chú ý là sông Hậu đoạn chảy qua Sóc Trăng là đoạn rất nhạy cảm với việc xâm nhập mặn. Mỗi khi việc khai thác nước sông ở các nước thượng lưu và các tỉnh phía trên gia tăng, thời tiết thất thường, khả năng đẩy ranh mặn lên cao tại Sóc Trăng là rất có thể xảy ra.

Theo thông tin của Viện Nghiên cứu thủy lợi miền Nam), tại trạm Sóc Trăng vào ngày 10/5/2010 trên sông Máspero (TP. Sóc Trăng), thuộc chi lưu của sông Mỹ Thanh độ mặn đạt 2,7 g/l thấp hơn 2,5 g/l so với kỳ tháng 4/2010 (ngày 16/4/2010 đạt 5,2 g/l); độ mặn kỳ cuối tháng 5/2010 thấp hơn 0,5 g/l so với kỳ đầu tháng 5/2010 (ngày 29/5/2010 đạt 2,2 g/l).

Độ mặn tại trạm Thạnh Phú trên sông Nhu Gia (thuộc chi lưu của sông Mỹ Thanh) ngày 1/5/2010 đạt 16,0 g/l; độ mặn kỳ cuối tháng 5/2010 thấp hơn 2,3 g/l so với kỳ đầu tháng 5/2010 (ngày 29/5/2010 đạt 13,7 g/l)..

Bảng 3.4 - Độ mặn lớn nhất trong năm(tháng 5) từ 2002 - 2010

Năm Trạm: Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) (tỉnh Sóc Trăng)Trạm: Đại Ngãi

2002 7,5 5,5 2003 11,3 3,9 2004 8,1 10,4 2005 9,7 5,0 2006 7,5 3,0 2007 7,5 7,1 2008 8,9 4,5

Năm Trạm: Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) (tỉnh Sóc Trăng)Trạm: Đại Ngãi

2009 6,4 3,6

2010 9,4 8,5

3.2.2.2 -Nhiễm bẩn

Nước mặt của các hệ thống kênh rạch của Sóc Trăng nói chung đều bị ảnh hưởng của các loại chất thải sinh hoạt. Do điều kiện sống thấp, cũng như do các tập quán sinh hoạt, hầu hết cư dân sống ven các tuyến kênh rạch đều thải mọi loại chất thải xuống kênh mương.

Các phân tích tại các điểm gần khu vực dân cư sinh sống trên kênh đều cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ tương đối cao. Giá trị nhu cầu sinh hoá Oxy (BOD5), COD tại các điểm lấy mẫu nước thải ở tất cả các huyện trong tỉnh đều rất cao trong khoảng từ 5,5 - 470 mg/l và trên 100 mg O2/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Các thành phần vi sinh đều có giá trị cao cho thấy mức độ ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt của các kênh này đều khá lớn. Riêng vấn đề nhiễm bẩn vi sinh Fecal.Coli và E. Coli trong nước mặt được thể hiện trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5 - Thành phần vi sinh nước mặt tại một số điểm phân tích

Địa điểm E.Coli

MPN/100 mL

Coliform MPN/100 mL Sông T.T Long Phú

Cầu Trường Khánh Sông Đại Ngãi

8.400 8.200 8.700 29.000 31.000 34.000

(Nguồn: Viện Khảo Sát Quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ)

Ngoại trừ nước thải khu vực sản xuất, nguồn nước mặt trên sông Hậu tuy có một số thành phần như vi sinh, BOD5… khá cao, song vẫn nằm trong giới hạn được phép sử dụng cho cấp nước sinh hoạt nhưng phải được xử lý trước khi dùng theo khuyến cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt chủ yếu:

Nước thải công nghiệp: Theo thống kê 2009, trên toàn địa bàn tỉnh hiện có

6.412 cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở nhỏ lẻ đa phần đều nằm phân tán, xen kẽ trong khu dân cư. Hầu hết đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc xử lý sơ bộ qua các bể lắng, mương lắng rồi qua hệ thống thoát nước đô thị thải trực tiếp vào các kênh rạch. Do đó công tác kiểm soát nguồn thải và lượng nước thải thường gặp rất nhiều khó khăn. Chính những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất đã và đang làm ô nhiễm nặng một số nhánh kênh rạch dẫn nước trong tỉnh, tiêu biểu như sông Saintard, kênh Maspero, kênh Xáng, kênh Sóc Trăng - Phụng Hiệp, kênh 30/4…

Nước thải sinh hoạt: Hiện nay, trên toàn tỉnh có khoảng 252.054 người dân

kỹ thuật phát triển không tương xứng đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Nhưng lượng nước thải trên hiện không được thu gom triệt để, hệ thống thoát nước thải tại các đô thị hiện nay vẫn chưa được lắp đặt hoàn chỉnh.

Hoạt động nông nghiệp

- Trồng trọt: Hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các kênh nội đồng do sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy cách. Hàng năm, theo ước tính nông dân đã sử dụng một lượng rất lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đưa vào môi trường, dưới tác động của nước mưa chảy tràn, lượng hóa chất dư thừa này sẽ thâm nhập vào môi trường nước mặt gây ô nhiễm nguồn nước.

- Chăn nuôi: Sóc Trăng là tỉnh có hoạt động chăn nuôi phát triển khá mạnh. Tổng lượng chất thải do gia súc và gia cầm thải ra môi trường hàng ngày ước tính là khá lớn, một phần được xử lý bằng hình thức túi Biogas hoặc thải vào ao cá, còn lại đều được thải trực tiếp ra môi trường các ao, kênh mương thoát nước. Bên cạnh đó, hoạt động giết mổ gia súc tại các điểm tập trung hiện nay cũng là nguồn gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản phát

triển rộng trên toàn tỉnh Sóc Trăng, nước thải từ hoạt động này thường không được kiểm soát, không được xử lý (hoặc chỉ thông qua quá trình lắng sơ bộ), thải trực tiếp vào môi trường, gây tác động đáng kể đến chất lượng nước mặt trong tỉnh. Thêm vào đó sự cố tôm, cá chết do bệnh cũng thường xảy ra, nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước. Khu vực chịu ảnh hưởng trải rộng khắp tỉnh, tuy nhiên chủ yếu là các huyện như Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú và Trần Đề.

Chất thải rắn: Vấn đề gia tăng dân số kéo theo sự gia tăng lượng chất thải

rắn phát sinh. Sự không tương đồng giữa phát triển dân số, kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật đã dẫn đến tình trạng rác thải không được thu gom, xử lý đúng cách, không triệt để đã gây ảnh hưởng đáng kể đối với môi trường các kênh rạch tại các khu đô thị và khu tập trung dân cư trong tỉnh.

Hiện tại, toàn tỉnh có tổng cộng 24 bãi rác thuộc cấp xã ngoài ra còn các bãi rác cấp tỉnh và bãi rác do dân tự phát, trong đó có các bãi rác xử lý bằng hình thức ủ luống. Tuy nhiên, về cơ bản hầu hết các bãi rác đều không đạt yêu cầu về bãi rác hợp vệ sinh, các bãi rác còn lại đều là các bãi rác không đúng quy cách. Nước rỉ rác không được kiểm soát đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm.

Hoạt động giao thông vận tải thủy: Qua cuộc tổng điều tra phương tiện

giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cho thấy toàn tỉnh hiện có gần 57.000 phương tiện giao thông thủy, đa phần là phương tiện chạy bằng máy. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt do việc xả thải dầu cặn và các chất có nguồn gốc dầu mỡ khoáng. Các sự cố tai nạn giao thông thủy diễn ra ngày càng nhiều đã và đang làm gia tăng hàm lượng dầu cặn có trong môi trường nước mặt của tỉnh.

Suy giảm hệ thực vật ven sông rạch: Hệ thực vật ven các lưu vực đóng vai

trò rất quan trọng trong quá trình cải thiện chất lượng nước tại đây. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, diện tích hệ thực vật này ngày càng giảm, thay vào đó là hệ thống đê kè bêtông hoặc dân cư sinh sống. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm khả năng tự làm sạch nước tại các nhánh kênh rạch, nhất là các nhánh kênh thuộc khu vực đô thị.

Tỉnh Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối nguồn nước của sông Hậu sau khi chảy qua vùng An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long. Trong mùa khô khi hệ thống cống của các hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp, Ba Rinh - Tà Liêm, Tiếp Nhật phải đóng để ngăn mặn, khả năng lưu thông nước sẽ kém do vậy khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt Sóc Trăng do phân bón và thuốc trừ sâu, các loại chất thải sẽ cao.

3.2.2.3 -Diễn biến ô nhiễm

Theo kết quả quan trắc, giám sát chất lượng môi trường hàng năm của tỉnh (giai đoạn từ năm 2006 - 2009) cho thấy:

Chất lượng nước mặt tại các huyện:

Chất lượng nước mặt tại các huyện đang có nồng độ BOD5, COD trong nước khá cao, tăng dần từ năm 2006 đến năm 2009. Giá trị đo được vượt cao nhất so với giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2008 (loại B1) đối với BOD5 là 6 lần, đối với COD là 28,4 lần và SS là 12,6 lần.

Bên cạnh đó theo kết quả phân tích, nồng độ Nitơ tổng và Photpho tổng trong nước là rất cao, tất cả đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép là 1,0mg/l (đối với Nitơ tổng) và 0,1mg/l (đối với Photpho tổng). Đây là ngưỡng giới hạn cho phép gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, do Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) quy định. Điều này chứng tỏ, nguồn nước tại các kênh rạch đã có dấu hiệu của hiện tượng phú dưỡng hóa.

Chất lượng nước mặt tại TP. Sóc Trăng

So với chất lượng nước tại khu vực các huyện, nguồn nước các kênh rạch tại thành phố Sóc Trăng bị ô nhiễm nặng hơn. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ oxi hịa tan trong nước có giá trị rất thấp (chưa đạt ngưỡng giới hạn cho phép đối với môi trường nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 08:2008 loại B1) và ngày càng suy giảm nhiều so với giai đoạn năm 2002.

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxi trong nước do gia tăng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, các thành phần này có xu hướng tăng dần theo thời gian. Kết quả quan trắc hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

Nồng độ Nitơ trong hệ thống nước mặt có giá trị rất cao. Hàm lượng NO3- dao động trong khoảng từ 1,4 - 2,0mg/l và NH4+ dao động từ 0,15 - 6,2mg/l. Giá trị nồng độ Nitơ tổng được phân tích cho thấy hầu hết vượt ngưỡng giới hạn với giá trị cao nhất tại sông Santard là 40mg/l.

Nồng độ Photpho trong hệ thống nước mặt cũng có giá trị rất cao. Hàm lượng đo được tại nhiều nơi vượt ngưỡng giới hạn nhiều lần với giá trị cao nhất tại kênh Tám Thước là 35mg/l (vào năm 2008, năm 2009).

Ngoài ra, do ảnh hưởng tổng hợp bởi các yếu tố tự nhiên (khô hạn, biến đổi khí hậu…), tác nhân (quá trình phát triển của con người) đã dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng gay gắt tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian gần đây. Nếu như năm 2009, đô mặn chủ yếu xâm nhập mạnh theo sơng Hậu thì năm 2010 lại chủ yếu theo sông Mỹ Thanh. Đầu mùa khô năm 2010, mặn xâm nhập sâu vào đất liền có nơi đ đến 30km. Theo kết quả đo đạc của trung tâm khí tượng Thủy văn Sóc Trăng cho thấy, độ mặn tại Đại Ngãi (huyện Long Phú) l 3‰, tại xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) 4,6‰, tại thành phố Sóc Trăng là 2,3‰, cao gấp 2 đến 10 lần so với cùng kỳ năm 2009.

Tóm lại, Các nguồn nước mặt tập trung trong toàn vùng có trữ lượng không lớn nhưng phát triển nhiều nơi, có giá trị rất lớn cấp nước cho nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và dân sinh. Nhưng phân bố không đều theo thời gian và ảnh hưởng xâm nhập mặn về mùa khô.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh sóc trăng đến năm 2020 (Trang 34 - 39)

w