Định nghĩa HTX: Một trong những nội dung mới, quan trọng trong Luật sửa

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển HTX NN ở huyện Gia lâm theo luật HTX năm 2003 (Trang 26 - 27)

đổi là định nghĩa về HTX. Trong Luật năm 1996 HTX được định nghĩa là "tổ chức kinh tế tự chủ", nhưng tổng kết 6 năm thi hành luật cho thấy các HTX, nhất là HTX trong lĩnh vực Nông nghiệp vẫn đang còn bị các cơ quan quản lý Nhà nước xem như các tổ chức vừa là công cụ của chính quyền cơ sở (xã, phường), vừa là tổ chức nặng tính xã hội, có nghĩa vụ phục vụ chính quyền và cộng đồng theo ý muốn chủ quan của họ. Đồng thời bản thân các xã viên HTX vẫn chưa coi HTX là của chính mình và do chính họ lập ra, từ đó dẫn đến họ vẫn chưa thực sự là chủ HTX, chưa có động lực cùng nhau xây dựng phát triển HTX. Mặt khác, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh tế, tinh thần tự lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các HTX trong nền kinh tế thị trường rất hạn chế. Kết quả là sau một thời gian hoạt động theo Luật HTX bên cạnh một bộ phận HTX đã phát triển tốt trong điều kiện mới, vẫn còn số đông HTX chưa phát huy được khả năng, sức mạnh tập thể của các xã viên trong HTX, do đó vẫn còn yếu kém, phụ thuộc vào sự chỉ đạo của chính quyền và bị hành chính hoá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không thích ứng được với cơ

chế thị trường đang đòi hỏi ngày một khắt khe hơn đối với HTX về tính tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của nó.

Để khắc phục tình trạng này, Luật HTX (sửa đổi) đã quy định: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này... HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật". Theo định nghĩa này HTX được tổ chức theo nguyên tắc riêng về tính tự nguyện, dân chủ và bình đẳng về lợi ích và trách nhiệm của mỗi đối tượng tham gia HTX, đồng thời làm rõ bản chất HTX là một loại hình doanh nghiệp, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của mình và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong qua trình hoạt động. Như vậy sẽ tạo ra cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đối với HTX và chính các xã viên HTX đổi mới nhận thức về loại hình tổ chức kinh tế này, xoá bỏ tư tưởng coi HTX nặng nề về tổ chức xã hội, là bộ phận, là cánh tay của bộ máy công quyền (nhất là đối với các cấp chính quyền huyện, xã ở nông thôn trong quan hệ với HTX NN), làm cho HTX phụ thuộc vàp sự bao cấp của Nhà nước và không được tự chủ và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong qua trình hoạt động của nó.

Định nghĩa mới về HTX còn xác định rõ điều kiện tồn tại và phát triển của HTX là HTX phải biết tự khẳng định mình là tổ chức kinh tế tự chủ, biết hoạt động nhanh nhạy, khôn ngoan như các doanh nghiệp, biết cạnh tranh để tồn tại trong cơ chế thị trường. HTX muốn phát triển ngày một lớn mạnh về kinh tế, có sức hấp dẫn ngày một cao đối với xã viên của nó, thì hợp tác xã phải ngày càng tham gia sâu rộng vào thị trường, vào các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, vào tìm kiếm các nguồn lực để phát triển.

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển HTX NN ở huyện Gia lâm theo luật HTX năm 2003 (Trang 26 - 27)