Phân phối lãi, trích lập các quỹ:

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển HTX NN ở huyện Gia lâm theo luật HTX năm 2003 (Trang 73 - 77)

- UBND giao cho thuê HTX mới 4.569.494 6.764.862 6.965

1.1.5.Phân phối lãi, trích lập các quỹ:

Sau khi quyết toán tài chính cuối năm số thực lãi các HTX có trách nhiệm phân phối như điều 42 Luật HTX 2003 và theo quy định của Điều lệ HTX tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mình mà HTX, tiến hành bù lỗ năm trước sau đó mới trích lập các quỹ trong đó bắt buộc phải trích quỹ phát triển và quỹ dự phòng; tiếp đó lãi được chia theo vốn góp và chia theo mức độ sử dụng dịch vụ khác nhau cho các xã viên HTX.

Bảng 15: Phân chia các quỹ ĐVT: triệu đồng Nội dung 2005 2006 SL % SL % 1. Tổng lãi 2.245.595 100 2.542.726 100 1.1. Bù lỗ năm trước 213.645 9,51 225.543 8,87 1.2. Tổng quỹ 1.963.688 2.246.667

- Quỹ phát triển sản xuất 1,138.589 50,70 1.385.864 54,50

- Quỹ phúc lợi 512.656 22,83 522,033 20,53

- Quỹ dự phòng 225.175 10,03 242.204 9,52

- Quỹ khác 87.268 3,89 96.566 3,80

1.3. Phân phối lãi cho xã viên

- Phân theo vốn góp 68.262 3,04 70.516 2,77

- Phân theo mức độ hưởng dịch vụ 0 0 0 0

Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội

Quỹ của các HTXNN năm 2005 có 1.9 tỷ đồng. So với các năm trước, quỹ của năm 2007 đã giảm đi 69 triệu đồng so với năm 2003, có thể là do trích lập ít đi, hoặc do HTX đã dùng để hoạt động...Nhưng việc bù lỗ cho các năm trước đã giảm đi từ 9% năm 2005 xuống còn 8% năm 2007, do có nhiều HTX NN làm ăn có lãi. Căn cứ vào số liệu trên ta thấy nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hàng năm các HTX đã có lãi, căn cứ điều lệ HTX và nghị quyết Đại hội xã viên tất cả các HTX đã trích một phần lớn số lãi vào quỹ như quỹ phát triển sản xuất chiếm 54,50% vào năm 2007 tổng lãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng các dịch vụ tạo nguồn thu các năm tiếp theo và tạo thêm việc làm cho các xã viên. Quỹ dự phòng dùng để hỗ trợ xã viên khi gặp rủi ro thiên tai, sâu bệnh chiếm khoảng 9% năm 2007. Nguồn của quỹ cũng trích từ lãi của HTX nhưng một số HTX có từ nguồn khác như từ tiền đền bù đất do UBND xã giao cho HTX quản lý…

Về tình hình phân phối lãi cho xã viên, các HTX phân phối lãi với tỷ lệ thấp. Phân theo vốn góp trung bình mỗi xã viên nhận được từ 30-50 nghìn đồng/ 1 cổ phần, con số này là quá thấp so với các ngành nghề phi nông nghiệp khác. Còn phân phối theo mức độ hưởng dịch vụ sẽ có tác dụng kích thích các xã viên sử dụng dịch vụ nhưng các HTX ở huyện Gia lâm không thực hiện được, nguyên nhân là do kết quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ có lãi ít.

Về việc sử dụng quỹ, hầu hết các HTX sử dụng quỹ tín dụng đúng mục đích. Tuy vậy vẫn còn một số HTX định khoản chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành. Một số nghiệp vụ phát sinh là chi phí sản xuất lại đưa vào quỹ HTX, một số HTX sử dụng quỹ vào việc hỗ trợ cho các ngành đoàn thể của UBND xã, các tổ chức xã hội quá lớn so với thực tế quỹ có.

1.1.7.Quan hệ HTX với các tổ chức đơn vị có liên quan

Các HTX NN có liên kết chặt chẽ với nhau đặc biệt những HTX trên cùng một địa bàn huyện. Do đặc điểm hoạt động trên cùng một địa phương nên các HTX có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau thông qua các buổi họp, giao ban… do UBND huyện tổ chức. Được sự quan tâm hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà nội, Phòng Kế hoạch Kinh tế & PTNT huyện đã thành lập các câu lạc bộ cán bộ HTX NN (câu lạc bộ kế toán và câu lạc bộ chủ nhiệm) Các câu lạc bộ hoạt động tốt tạo điều kiện cho các thành viên tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm, cùng tháo gỡ khó khăn. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của HTX. Các thành viên câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt định kỳ.

Các HTX NN cũng đang liên kết với chi nhánh điện của huyện và các công ty khai thác công trình thuỷ lợi với tư cách là đối tác trung gian để phục vụ hộ nông dân và nhân dân trên địa bàn. Các HTX NN mua điện, nước từ các đơn vị này và bán lẻ cho các hộ. trong các hoạt động này vai trò của HTX NN rất quan trọng do đặc thù riêng của HTX NN là HTX do chính các xã viên (những người trực tiếp hưởng thụ dịch vụ) làm chủ. Do đó khi HTX NN phát huy tốt vai trò của mình thì người nông dân và dân cư trên địa bàn được hưởng lợi nhiều nhất. Qua khảo sát thực tế cũng cho thấy vai trò

này của HTX NN đã đáp ứng được nhu cầu của các hộ dân cư trên địa bàn (trong sản xuất nông nghiệp- đối với dịch vụ thuỷ lợi và trong sản xuất, sinh hoạt- đối với dịch vụ điện).

Đồng thời một số HTX NN cũng có quan hệ tốt với cac doanh nghiệp khác trong ngành nông nghiệp để từ đó hỗ trợ nông dân mua các loại vật tư nông nghiệp (giống, phân bón). Có 8,3% số HTX có dịch vụ vật tư nông nghiệp. Thông qua những liên kết này, một số HTX NN đã ký kết được những hợp đồng để hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản phẩm. Như HTX DVNN Văn Đức hỗ trợ nông dân tiêu thụ lợn choai và rau sạch. Số lượng các HTX có dịch vụ đầu ra tiêu thụ nông sản đang tăng lên.

Ngoài đối tượng là các doanh nghiệp, các HTX còn liên kết với các đơn vị nhà nước như trung tâm Khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật, chi cục thú y. Một số HTX đã mở rộng liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học…và các tổ chức phi chính phủ. Thông qua mối quan hệ này các HTX NN phục vụ được cho hộ nông dân các dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông và giúp nông dân cập nhật kịp thời những giống cây con mới có hiệu quả kinh tế cao cũng như những quy trình kỹ thuật mới. Tuy nhiên, những mối quan hệ này chưa nhiều ở tất các các HTX trong toàn huyện cho nên trong thời gian tới các HTX cần phải mở rộng các quan hệ với các tổ chức bên ngoài cả trong và ngoài nước.

1.2.Tình hình thành lập HTX mới

Có 3 HTX mới được thành lập xuất phát từ nhu cầu dịch vụ của các hộ nông dân, hoạt động trong các lĩnh vực chuyên khâu là: phục vụ chăn nuôi bò sữa, dâu tằm với khoảng 200 xã viên. Hầu hết các HTX mới thành lập đều có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, vốn góp cao, quy chế hoạt động rõ ràng hơn các HTX chuyển đổi cơ chế quản lý năng động, có xu hướng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp lấy lợi ích kinh tế làm chính. Do làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm đã tạo cho hoạt động của các HTX năng động hơn thúc đẩy sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ nông dân phát triển và khả năng nợ đọng vốn được hạn chế đáng kể.

Trong đó HTX dịch vụ chăn nuôi bò sữa Phù đổng và HTX bò sữa Trung thịnh làm các dịch vụ trực tiếp cho ngành chăn nuôi bò sữa như: thức ăn chăn nuôi, thu gom, tiêu thụ sữa tươi…tuy nhiên đây là lĩnh vực mới liên quan đến công nghệ chế biến bảo quản nên hoạt động gặp nhiều khó khăn. Do vậy sản lượng sữa thu gom hàng năm chỉ khoảng 10% sản lượng sữa trên địa bàn. Nguyên nhân chính là mặt bằng kinh doanh chưa được thuận lợi( nằm kẹt giữa chợ và khu dân cư), thiếu các trang thiết bị bảo quản, chế biến và thiếu cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong ngành…theo phân loại hoạt động năm 2006: 2 HTX trên đạt mức trung bình.

Đối với HTX dịch vụ tằm tơ Phù đổng hoạt động của HTX mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp trứng giống và tiêu thụ kén cho các hộ chăn nuôi nhưng do giá kén không ổn định nên hoạt động của HTX không có hiệu quả, năm 2006 không phân loại.

II. Đánh giá chung về quá trình đổi mới và kết quả hoạt động của các HTXNN ở Huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển HTX NN ở huyện Gia lâm theo luật HTX năm 2003 (Trang 73 - 77)