IV. Kinh nghiệm về đổi mới và phát triển HTXNN ở một số địa phương của Việt Nam.
1. Giới thiệu HTX: HTX Thống nhất, Xã Trung văn, huyện Từ liêm tiền thân
là một HTX thuần nông, thành lập từ năm 1959, được chuyển đổi theo Luật HTX ngày 15/8/1998.
Kinh doanh dịch vụ tổng hợp gồm: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ khác.
Xã viên HTX được tổ chức theo mô hình đại diện hộ, mỗi hộ cử 1 người tham gia xã viên HTX. Số người tham gia HTX hiện có 672 hộ xã viên với 2300 nhân khẩu nông nghiệp trong đó có 1012 lao động trong độ tuổi.
Vốn góp xã viên: 100% xã viên tham gia đóng đủ vốn điều lệ 200.000 đ/ xã viên. Vốn điều lệ của HTX khi chuyển đổi tháng 5/1998 là 494 triệu đồng, đến tháng 12/2003 tổng vốn tài sản của HTX đã có 4757 triệu đồng.
Cơ cấu tổ chức: Ban quản trị HTX có 3 người (1 Chủ nhiệm và 2 phó Chủ nhiệm). Ban kiểm soát có 3 người ( 1 trưởng ban và 2 ủy viên), bộ phận nghiệp vụ có 6 người.
Số người tham gia lao động quản lý điều hành được hưởng lương tại các tổ dịch vụ là 92 người.
Diện tích đất canh tác của HTX là: 62.38 ha trong đó diện tích 2 lúa (sửa đổi) xã viên) là 35.75 ha, diện tích vườn quả 3.7 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản: 21.5ha.
Do đặc điểm HTX Thống nhất nằm trên địa bàn xã ven đô trên trục đường quốc lộ 6, trên địa bàn có nhiều cơ quan đơn vị đóng trụ sở, những năm gần đây đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, đời sống xã viên nói riêng và của nhân dân nói chung có được cải thiện nâng cao. Đây là những điều kiện thuận lợi để HTX mở mang phát triển kinh doanh các ngành nghề dịch vụ nhưng mặt khác nó cũng có những khó khăn như môi trường kinh doanh bị cạnh tranh khốc liệt, diện tích đất đai ngày càng thu hẹp: từ 200 ha chỉ còn 60 ha, mất độ dân cư rất đông đúc, xã viên thiếu việc làm và thiếu ngành nghề phụ để phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện nâng cao đời sống.
Nhận thức và nắm bắt được những khó khăn, thuận lợi trên nên sau khi chuyển đổi, Ban quản trị HTX đã tích cực mạnh dạn đầu tư, mở mang phát triển các ngành nghề dịch vụ, từ 4 khâu dịch vụ sau khoán 10 đến nay đã hình thành 14 dịch vụ gồm: 8 dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp và 6 dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt đời sống của xã viên, các dịch vụ đã phát huy được hiệu quả và hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ gia đình phát triển, phục vụ tốt cho đời sống xã viên và cộng đồng tạo được hàng trăm việc làm cho xã viên đồng thời đem lại nguồn lời kinh tế rất lớn cho HTX.
Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của HTX
Với nhiệm vụ tổ chức quản lý điều hành 14 loại hình dịch vụ bảo toàn và phát triển vốn tài sản, mở mang phát triển các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, việc phân công nhiệm vụ trong HTX được tổ chức chặt chẽ đồng bộ, từ BQT đến BKS tới các cán bộ nghiệp vụ, các nhân viên tổ đội dịch vụ,…đảm bảo tính công khai dân chủ, trách nhiệm rõ ràng, tính thống nhất tự chủ, khả năng phối hợp tương trợ, phat huy tối đa tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn và hiệu quả công việc.
* Ban quản trị gồm 3 người:
- Chủ nhiệm: phụ trách bao quát chung toàn bộ các hoạt động của HTX - 1 phó chủ nhiệm phụ trách các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp - 1 phó chủ nhiệm phụ trách các dịch vụ khác và việc phát triển các ngành nghề
* Ban kiểm soát gồm 1 trưởng ban và 2 ủy viên có trách nhiệm kiểm tra giám sát toàn bộ các hoạt động của HTX phối hợp cùng BQT phụ trách kiêm nghiệm từ 1 đến 2 ngành nghề dịch vụ.
* Bộ phận cán bộ nghiệp vụ gồm 6 người có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn đồng thời trực tiếp phụ trách một số ngành nghề dịch vụ.
* Các tổ đội dịch vụ khác do HTX chọn cử các xã viên có trình độ năng lực phối hợp cùng các cán bộ HTX phụ trách quản lý.
Công tác quản lý điều hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX NN - Dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật: gồm 4 người chia 2 tổ. HTX tích cực vận động tuyên truyền khuyến khích xã viên cấy trồng 100% diện tích, khắc phục hỗ trợ thiên tai địch họa, giống lúa, phân bón… cụ thể như hỗ trợ 1000 đ/kg thóc giống, 5 kg đạm urê/ sào, hỗ trợ phục hồi diện tích bỏ hoang 30.000 đ/ sào, dọn cỏ, phun diệt cỏ, phối hợp theo hướng dẫn của chi cục bảo vệ thực vật huyện Từ Liêm, đảm bảo các khâu dự thính, dự báo, phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa và hoa mầu, duy trì ổn định diện tích cấy lúa hàng năm, hàng vụ.
- Dịch vụ tưới tiêu, bảo vệ đồng ruộng: có 6 người chia 2 tổ. Hàng năm HTX đều tổ chức nạo vét kênh mương, duy tu bảo dưỡng máy nơm, trạm bơm, đảm bảo tưới tiêu đúng thời vụ, tăng cường các biện pháp bảo vế trông nom kiểm tra thăm đồng thường xuyên, đảm bảo sản lượng hoa màu, lúa cho xã viên.
- Dịch vụ làm đất: HTX đã tổ chức thành lập 2 tổ máy ( mỗi tổ 2 người), hàng năm hàng vụ lên kế hoạch gieo trồng, phấn đấu 100% diện tích được cơ giới hóa, đảm bảo các khâu cày bừa, phay, đánh ống… đáp ứng kịp thời vụ, đảm bảo kỹ thuật cho xã viên cấy trồng đúng mùa vụ.
- Dịch vụ tuốt lúa: gồm 2 người do tổ tưới tiêu đội 1 kiêm. Trước đây xã viên HTX tự lo lấy việc cấy trồng gặt hái hoặc thuê tư nhân. Năm 2002 HTX đầu tư 1 máy tuốt lúa ( trị giá 10 triệu đồng) giao cho 1 tổ tưới tiêu phụ trách nên việc gặt hái thu hoạch được tập trung nhanh gọn, giảm được nhiều chi phí và công lao động cho xã viên.
- Dịch vụ giống vật tư phân bón: Do thủ kho và bộ phận kế toán phụ trách. Hàng năm HTX thường xuyên tuyên truyền cung cấp giống mới nguyên chủng, chuẩn bị kho bãi tập kết phân bón ( năm 2002 HTX đầu tư xây dựng 1 nhà kho), lập kế hoạch mua vật tư cung ứng kịp thời cho xã viên với giá cả phải chăng. Riêng phân bón đã cho hàng chục hộ xã viên được vay, nên việc chăm sóc lúa hoa mầu được đảm bảo, năng suất sản lượng được duy trì ổn định.
- Dịch vụ vườn cây ăn quả: Diện tích trồng cây nhãn vòng quanh các ao hồ, đầm do các xã viên tổ cá hoặc tổ tưới tiêu đảm nhiệm. Năm 2001 HTX đã đầu tư trồng trên 900 cây nhãn vã ươm nhãn giống hàng trăm cây khác. Ngoài mục đích bảo vệ môi trường, chống xói lở bờ ao, hồ đầm và mầu mỡ đất đai, đến năm 2003 đã cho thu hoạch quả và thu hồi vốn đầu tư.
HTX có 2.4 ha vườn quả lâu năm giao cho các xã viên cao tuổi quản lý khai thác theo hợp đồng khoán sản phẩm, HTX thường xuyên đầu tư hỗ trợ các cụ học tập bồi dưỡng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nghiên cứu cải tạo các giống cây mới cho năng suất hiệu quả cao, chăm lo, tạo việc làm ổn định và thú vui cho các cụ tuổi cao.
- Dịch vụ nuôi trồng thủy sản:
+ HTX có 21.5 ha ao hồ đầm, là nguồn thu nhập chính về sản xuất nông nghiệp. Để phát huy thế mạnh này, HTX đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo sâu ao cao bờ, xây cống đắp đập ngăn hướng nước thải ra xa, tránh ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản. Từ năm 1998 đến năm 2001, chi đầu tư cải tạo đầm 300 triệu đồng, chi xây cống đắp đập 40 triệu đồng.
+ HTX tổ chức đấu thầu cho 5 hộ xã viên có năng lực trình độ, với 5 hợp đồng này, đã tạo được việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động là xã viên HTX tham gia lao động sản xuất trên các ao hồ đầm cá. Do mạnh dạn đầu tư và có biện pháp quản lý tốt, nên hiệu quả tăng lên rõ rệt, sản lượng cá từ 26 tấn năm 1998 tăng lên 102 tấn năm 2002, doanh thu 1999 đạt là 188.7 triệu đồng, 2000 đạt 315 triệu đồng, 2001 đạt 486.5 triệu đồng, 2002 đạt 446.6 triệu đồng, 2003 đạt 490.3 triệu đồng.
+ Ngoài việc đôn đốc các chủ hợp đồng thành toán đầy đủ sản phẩm hàng năm, HTX còn hỗ trợ các chủ hợp đồng được vay vốn để đầu tư chăn thả, hướng dẫn
các chủ hợp đồng được học tập, bồi dưỡng kinh nghiệm, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật tăng năng suất sản lượng, khuyến khích phát triển thêm các dịch vụ trên bờ để tăng thêm thu nhập và tạo thêm việc làm cho xã viên.
Trong công tác tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX hàng năm BQT chú trọng khâu lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể chi tiết ngắn hạn, dài hạn cho từng dịch vụ, từng phương án căn cứ vào tình hình thực tế, năng lực tài chính, nhân sự, khả năng thị trường, yếu tố rủi ro, theo đó doanh thu và lợi nhuận mỗi năm phải đạt lức tăng trưởng 10-15% / năm. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều năm cho thấy HTX luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra.