Về kinh tế xã hội 1 Về dân số

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển HTX NN ở huyện Gia lâm theo luật HTX năm 2003 (Trang 47 - 49)

I. Đơn vị hành chính

2.Về kinh tế xã hội 1 Về dân số

2.1 Về dân số

Dân số Huyện Gia Lâm năm 2006 có 379.949 người trong đó số người sống ở nông thôn là 273.452 người chiếm 78,14% dân số toàn huyện. Tổng số lao động là 172.851 người trong đó lao động trong ngành nông nghiệp là 70.300 người chiếm 40,67% tổng số lao động, đây là số lượng lao động khá lớn để phát triển ngành nông nghiệp của địa phương. Số hộ sản xuất nông lâm thuỷ sản là 53.048 hộ.

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm

Chỉ tiêu Đ.vị tính 2006 2007

Dân số, lao động

1. Tổng số hộ Hộ 84.898 86.050

T.đó: - Hộ nông lâm thuỷ sản Hộ 53.048 53.200 - Hộ CN - TTCN - XDCB Hộ 7.000 7.500

- Hộ TM – DV Hộ 9.850 9.750

2. Tổng số nhân khẩu Người 349.949 354.456

T.đó sống ở nông thôn Người 273.452 276.706

3. Tổng số lao động Người 172.851 175.100

Trong đó

- Lao động Nông, lâm, thuỷ sản Người 70.300 65.036 - Lao động CN - TTCN - XDCB Người 38.350 42.025

- Lao động TM - DV Người 33.600 36.273

- Lao động khác Người 30.601 31.766

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm

Lao động ở Gia Lâm có trình độ tay nghề cao, nhạy bén tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới lại chăn nuôi gia súc, gia cầm có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất nông sản có giá trị cao như rau, hoa, quả, thuỷ đặc sản... có nhiều nghệ nhân và thợ giỏi sản xuất ra sản phẩm nổi tiếng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là tiềm năng lớn của huyện cần được bồi dưỡng phát triển thêm.

Tuy nhiên, nguồn lao động đông như vậy đòi hỏi phải có việc làm cho người lao động nhất là các lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khi hết mùa vụ. Đây là yêu cầu của lao động của huyện Gia Lâm nói riêng và của lao động nông nghiệp cả nước nói chung.

2.2. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Với mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trong những năm qua huyện đã tập trung các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn và đạt được một số kết quả sau:

Huyện đã đầu tư vốn hàng năm trên 150 tỷ cho các công trình trọng điểm như chương trình điện nông thôn, giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, nước sạch vệ sinh môi trường...

Điện nông thôn: hoàn thành 23 dự án cải tạo và nâng cấp lưới điện, 7 dự án đang được triển khai thực hiện với tổng số vốn đầu tư trên 70 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách cấp trên 56 tỷ đồng.

Phối hợp với Điện lực và các ngành chức năng triển khai xây dựng đơn giá bán điện theo hướng dẫn của sở Tài chính vật giá, xây dựng kế hoạch tiếp nhận bán điện trực tiếp đến hộ dân của ngành điện.

Đẩy mạnh chương trình giao thông nông thôn, tập trung xây dựng các tuyến đường liên xã, có quy chế hỗ trợ các xã xây dựng tuyến đường nông thôn, xóm, đến nay 90% các tuyến đường liên xã, 80% các tuyến đường liên thôn được bê tông hoá.

Thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các dự án phát triển rau an toàn ở Văn Đức, Lệ Chi, Đặng Xá, Giang Biên... Chủ động hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch kiên cố hoá kênh tưới trình Thành phố và Huyện duyệt để triển khai thực hiện.

Chương trình nước sạch về sinh môi trường: tổng kết đánh giá mô hình cung cấp nước sạch ở Bát Tràng, Phù Đổng. Đề xuất UBND Thành phố xây dựng các trạm cấp nước sạch ở Yên Thường, Ninh Hiệp, Kim Lan, Bát Tràng...

Với cơ sở hạ tầng được đầu tư như trên là điều kiện tốt để phát triển ngành nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên cần phải tiếp tục củng cố, thực hiện tốt các đề án đang được triển khai để có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển HTX NN ở huyện Gia lâm theo luật HTX năm 2003 (Trang 47 - 49)