I. Đơn vị hành chính
4 Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành)
- Tỷ trọng các ngành kinh tế % 100 100 100 100 + Nông - Lâm - Thuỷ sản % 26,96 25,77 23,45 21,48 + Công nghiệp - Xây dựng % 41,69 42,26 44,14 44,73 + Thương mại - Dịch vụ % 31,35 31,97 32,41 32,64 - Tỷ trọng ngành Nông - Lâm - TS % 100 100 100 100 + Trồng trọt ( cả lâm nghiệp) % 61,89 56,12 54,24 53,38 + Chăn nuôi + Thuỷ sản % 38,11 43,88 45,76 46,62
Nguồn: UBND huyện Gia Lâm
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối nhanh trong 4 năm qua. GTSX của ngành Nông- Lâm- Thuỷ sản tăng qua từng năm từ 236,8 tỷ đồng năm 2004 đến 1264,2 tỷ đồng năm 2007, điều này khẳng định vai trò của ngành là không thể phủ nhận được. Với phương châm phát triển kinh tế toàn diện trên cơ sở ứng
dụng nhanh các tiến bộ hoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Thực hiện chương trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, UBND huyện xây dựng, phê duyệt 16 đề án phát triển kinh tế làm cơ sở để triển khai thực hiện là: phát triển chăn nuôi bò sữa, lợn nạc; thuỷ sản; phát triển vùng rau hoa, cây cảnh; phát triển vùng cây lương thực; phát triển cây công nghiệp ngắn ngày; phát triển kinh tế hộ, các hợp tác xã; củng cố quan hệ sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới và xây dựng khu nông nghiệp kỹ thuật cao Kim Sơn
Sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản.
Mặc dù ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá nhanh, hàng chục ha đất canh tác chuyển sang mục đích phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở hạ tầng và khu tái định cư mới phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, khó khăn về thị trường và giá cả thiêu thụ các loại nông sản... nhưng huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hoá, phát triển mạnh chăn nuôi, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây, con chất lượng cao vào sản xuất... Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng.
Trong các năm qua, đã triển khai các đề án về phát triển đàn bò sữa, lợn nạc, chăn nuôi thuỷ sản sản xuất rau an toàn, xây dựng kinh tế hộ theo hướng trang trại, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo các đề án phát triển kinh tế: vùng bò sữa Phù Đổng - Dương Hà - Trung Màu; lợn nạc Yên Thường, Văn Đức, Long Biên; vùng rau sạch Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi; vùng lúa cao sản Trâu Quỳ, Yên Thường và các vùng trồng cây ăn quả ở các xã ven sông Hồng; vùng trồng rau an toàn ở Đông Dư, Đặng Xá, Lệ Chi, Văn Đức, Giang Biên...
Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa các giống cây, con có năng xuất và giá trị hàng hoá cao vào sản xuất dưới các hình thức hỗ trợ giá giống và
tập huấn kỹ thuật cho nông dân như bò sữa, lợn nạc, cá, giống lúa lai, lúa thơm, ngô lai...
Chú trọng phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn nạc xuất khẩu, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi thủy sản.
Hiện nay đàn bò sữa có 1612 con; sản lượng sữa đạt 8.412 lít/ngày. Đàn lợn trên 2 tháng tuổi có 94,5 ngàn con trong đó đàn lợn hướng nạc có trên 28 ngàn con
Diện tích trồng rau toàn huyện đạt 1.673 ha có 597 ha chiếm 35,68% rau sản xuất theo quy trình rau an toàn.
Khuyến khích các dự án chuyển dịch trong nông nghiệp để phát huy hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Năm 2002, UBND huyện đã phê duyệt được 21 phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế với diện tích xin chuyển đổi là 328,5 ha. Đã hỗ trợ 115 triệu đồng xây dựng các dự án, trên 2 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, 150 triệu hỗ trợ giống cây con. Năm 2003, tập trung triển khai thực hiện 28 dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, diện tích chuyển đổi 318,4 ha với tổng số vốn đầu tư theo dự án được duyệt là 14,21 tỷ đồng.
Việc đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo các đề án được duyệt đã góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành) tăng bình quân 4,7% năm, giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác (tiêu chuẩn NTM) đạt 53,7 triệu đồng năm 2002, khả năng đạt trên 55 triệu đồng năm 2003 (nghị quyết đại hội đề ra đạt 50 - 60 triệu đồng.
3. Một số nhận định tổng quan về các điều kiện ảnh hưởng đến đổi mới và phát triển HTX NN của huyện Gia lâm
Nhìn chung, trong những năm qua, kinh tế huyện Gia Lâm tiếp tục ổn định và tăng trưởng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành được đẩy mạnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế ở từng địa phương, khai thác được tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn, kinh nghiệm của các thành phần kinh tế góp phần tích cực hoàn thiện và củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, tạo đà phát triển vững chắc và ổn định theo hướng Công nghiệp hoá hiện đại hoá.