Những nhân tố tác động đến quá trình đổi mới và phát triển các HTXNN trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển HTX NN ở huyện Gia lâm theo luật HTX năm 2003 (Trang 45 - 46)

trên địa bàn huyện

1. Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý:

Huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, dân số trung bình toàn huyện khoảng 360 nghìn người phân bố trên địa bàn 31 xã, 4 thị trấn, trong đó nhân khẩu nông nghiệp có trên 16,6 vạn người, chiếm 50,7% dân số toàn huyện. Trình độ dân trí tương đối đồng đều.

Gia Lâm là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng: đường thuỷ có: sông Hồng, sông Đuống; đường bộ, đường sắt có: quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quốc lộ 1 nối với các tỉnh phía Bắc; đường hàng không có sân bay Gia Lâm và nhiều tuyến đường khác.

Trên địa bàn huyện có trên 200 cơ quan, doanh nghiệp của Trung ương và Hà Nội đặt trụ sở, chi nhánh; gần 700 công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân; 30 hợp tác xã Công, Thương mại, 31 HTX dịch vụ nông nghiệp (trong đó có 2 HTX ngành nghề là HTX Bò sữa và HTX Dâu tằm Phù Đổng) và hàng nghìn hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.

Gia Lâm có nhiều làng nghề truyền thống như: gốm sứ Bát Tràng, dát vàng bạc, may da Kiêu Kỵ; Chế biến dược liệu Ninh Hiệp và những làng nghề mới Kim Lan sản xuất sứ gốm, Đình Xuyên sản xuất diêm... nhiều khu công nghiệp được hình thành trong những năm gần đây: khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công nghiệp Đài Tư, khu công nghiệp cừa và nhỏ Phú Thị... thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

1.2. Về đất đai:

Huyện Gia Lâm có diện tích đất tự nhiên 17.432 ha, trong đó có 9.128,8 ha đất nông nghiệp chiếm gần 52.4% diện tích đất toàn huyện, đất lâm nghiệp là 58,5 ha.

Đất ở đây có chất lượng tương đối tốt, đất ở đây chủ yếu là đất vàng, một số nơi có đất phù sa, đất phù sa cổ bồi đắp rất thích hợp với việc trồng cây nông nghiệp. Đất đai được phân bố phong phú và đa đạng về chủng loại, bao gồm có đất canh tác trồng cây hàng năm (vùng bãi, trong đồng) có điều kiện phát triển mạnh rau, hoa, cây màu, cây công nghiệp, nông sản chất lượng cao. Có nhiều hồ đầm và vùng trũng có điều kiện phát triển nuôi thuỷ đặc sản kết hợp với trồng cây ăn quả và tạo cảnh quan môi trường phát triển dịch vụ du lịch.

Bảng 1: Tình hình về đất đai của huyện Gia Lâm

Chỉ tiêu Đ.vị tính 2006 2007

Một phần của tài liệu Đổi mới và phát triển HTX NN ở huyện Gia lâm theo luật HTX năm 2003 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w