Đánh giá hiệu quả của mô hình thu phí nước thải công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 45)

bàn tỉnh Nam Định.

bàn tỉnh Nam Định. xuất kinh doanh đang hoạt động và gần 100 làng nghề truyền thống nhưng đến nay tỉnh mới chỉ tiến hành thẩm định và thu phí nước thải công nghiệp theo nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ được 352 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Như vậy số doanh nghiệp nộp phí chưa bằng 1/5 tổng số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn tỉnh. Nhưng trong số 352 doanh nghiệp trên đã được thông báo nộp phí thì có nhiều doanh nghiệp có thái độ chống đối không thực hiện việc nộp phí hoặc còn nợ một hoặc hai năm tiền phí (71 doanh nghiệp, chiếm 20,17%). Sở Tài nguyên & Môi trường chưa có biện pháp nào để xử lý các cơ sở sản xuất trên. Như vậy mô hình thu phí nước thải công nghiệp tại tỉnh Nam Định vẫn chưa triệt để và đạt được hiệu quả cao.

Toàn tỉnh có khoảng 71 doanh nghiệp không nộp phí hoặc còn nợ phí. Các doanh nghiệp tại các KCN và thành phố Nam Định do đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, mục đích của việc thu phí và ý thức của họ cao nên đa số đều nộp phí đầy đủ và đúng hạn, chỉ có một hoặc hai doanh nghiệp không nộp phí hoặc còn nợ phí: KCN An Xá chỉ có công ty TNHH Hoa Thắng còn nợ từ năm 2006, thành phố Nam Định có công ty TNHH Thanh Hải không nộp phí. Việc nộp phí ở đây đã đi vào nề nếp, đến mỗi quý sau khi nhận được thông báo nộp phí các doanh nghiệp đều tự động chuyển tiền vào “Tài khoản tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” tại Kho bạc Nhà nước. Còn các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình thu phí nước thải công nghiệp của các cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 45)