Đổi mới công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại thị xã phú thọ (Trang 123 - 133)

- Công tác kiểm tra th́ góp phần tích cực chớng thất thu NSNN và

4.2.2. Đổi mới công tác kiểm tra thuế

Chuyển hẳn từ cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cử các đối tượng nộp thuế hiện hành sang cơ chế kiểm tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới kiểm tra khơng có gian lận thì khơng kiểm tra. Kiểm tra theo mức đợ rủi ro về thuế nhằm không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của ĐTNT, không làm tốn kém không cần thiết cho cơ quan thuế.

Chuyển đổi từ việc kiểm tra theo diện rộng sang kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm.

Chuyển từ kiểm tra theo diện rộng sang kiểm tra theo tiêu chí phân loại. Chủn hoạt đợng kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế.

4.2.2.1. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra

Để tránh trùng lắp đối tượng kiểm tra trong cùng một niên độ, Chi cục Thuế khi lập kế hoạch kiểm tra phải tuân thủ nguyên tắc không đưa vào kế hoạch những đơn vị đa có kế hoạch kiểm tra của cấp trên như: Cơ quan Thanh tra nhà nước, cơ quan Kiểm tốn nhà nước, đa có trong kế hoạch kiểm tra của Cục thuế tỉnh.

- Ưu tiên đưa vào kế hoạch kiểm tra các trường hợp sau:

+ ĐTNT phải kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên.

+ ĐTNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, được phát hiện từ bên thứ ba.

+ ĐTNT mới thành lập nhưng có biểu hiện kinh doanh bất thường, có dấu hiệu của đơn vị chỉ thành lập để kinh doanh hóa đơn.

+ ĐTNT có thực hiện giao dịch liên kết; có nhiều chi nhánh trực thuộc; ĐTNT hoạt động kinh doanh lỗ; hoàn thuế GTGT lớn, nhiều kỳ.

+ ĐTNT nhiều năm chưa được kiểm tra để tránh trường hợp hết thời hiệu truy thu, truy hoàn theo quy định.

+ ĐTNT có doanh thu và sớ thu lớn ảnh hưởng trọng yếu đến dự toán thu của từng đơn vị.

+ ĐTNT có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rợng hoặc có sớ thu nợp ngân sách lớn bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực như: xi

măng, sắt thép, điện tử, bưu chính viễn thơng, vận tải biển, tài chính ngân hàng, đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, massage, karaoke, kinh doanh xuất nhập khẩu, dược phẩm ...

- Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo được các yêu cầu sau: + Đội kiểm tra tại Chi cục sẽ căn cứ vào Bảng phân tích hờ sơ khai th́, đánh giá rủi ro và phân loại ĐTNT của Đợi kê khai- Kế tốn th́ và tin học chủn đến để lập danh sách kiểm tra.

+ Công tác xây dựng kế hoạch phải sát với điều kiện thực tế; ng̀n nhân lực và định hướng chương trình cơng tác của ngành. Tránh trường hợp xây dựng kế hoạch nhiều, thực hiện lại đạt tỉ lệ thấp, dẫn đến bỏ sót đới tượng kiểm tra hoặc phải chuyển đối tượng kiểm tra sang kế hoạch năm sau.

+ Để đảm bảo yêu cầu minh bạch trong công tác lập kế hoạch kiểm tra, đối tượng được đưa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm phải là những đới tượng có điểm rủi ro cao nhất tính từ trên x́ng.

- Trình tự xây dựng kế hoạch kiểm tra.

Bước 1: Đội kiểm tra và quản lý nợ căn cứ vào Bảng phân tích hờ sơ

khai thuế, đánh giá rủi ro và phân loại ĐTNT, để sắp xếp lại ĐTNT có điểm rủi ro từ cao đến thấp.

Bước 2: Trên cơ sở Bảng phân tích hờ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro và

phân loại ĐTNT đa được sắp xếp loại ĐTNT có điểm rủi ro từ cao đến thấp, các tổ kiểm tra có trách nhiệm kết hợp với các thơng tin sau:

+ Kết quả phân tích hờ sơ khai th́, đánh giá rủi ro và phân loại ĐTNT của các năm trước;

+ Thơng tin có được trong q trình quản lý ĐTNT; + Kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý thuế; + Đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh;

- Nhóm ĐTNT tạm thời chấp nhận hờ sơ khai thuế đưa vào lưu trữ; - Nhóm ĐTNT cần phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. - Nhóm ĐTNT cần phải lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT.

Bước 3: Lập Danh sách từng nhóm theo phân loại nêu trên, cụ thể:

+ Danh sách ĐTNT tạm thời chấp nhận hồ sơ khai thuế đưa vào lưu trữ; + Danh sách ĐTNT cần phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; + Danh sách ĐTNT cần phải lập kế hoạch thanh kiểm tra tại trụ sở NNT; Từng danh sách, tại phần đầu phải nêu rõ các lý do và căn cứ để phân loại. - Danh sách phân loại nêu trên phải được Lanh đạo Chi cục kiểm tra phê duyệt, để tổ chức thực hiện và là tài liệu đưa vào lưu trữ cùng với hồ sơ quản lý thuế tại đơn vị.

4.2.2.2. Đổi mới và nâng cao biện pháp nghiệp vụ khi tiến hành kiểm tra ĐTNT

Thực hiện công tác kiểm tra phải dựa trên cơ sở các quy định pháp luật liên quan đến công tác kiểm tra và cần lưu ý một số vấn đề như sau:

* Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

Căn cứ kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế đa được Lanh đạo đơn vị phê duyệt; công chức được phân công tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế của NNT tại trụ sở cơ quan thuế, thông qua việc lập thơng báo u cầu doanh nghiệp giải trình, bổ sung các vấn đề nghi vấn trong hồ sơ.

Qua thực tế công tác kiểm tra, tác giả nhận thấy không nhất thiết phải thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Những vấn đề nghi vấn trên hồ sơ thuế qua phân tích rủi ro thuế: như kê khai sai chỉ tiêu, xác định miễn giảm thuế không đúng quy định, số liệu trên báo cáo qút tốn th́ khơng khớp với sớ liệu trên báo cáo tài chính, hoặc kiểm tra việc sử dụng, ghi chép hố đơn có đúng theo quy định thì chỉ cần thông báo những nội dung nghi vấn để NNT giải trình hoặc điều chỉnh sai sót.

Việc kiểm tra người nộp thuế tại trụ sở cơ quan thuế là một cách làm mới, làm giảm chi phí của ngành thuế cũng như doanh nghiệp, cần có thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức đối với người làm công tác kiểm tra thuế: kiểm tra không nhất thiết phải tiến hành tại trụ sở của ĐTNT, ḿn thực hiện được điều này địi hỏi nhiều vào sự quyết tâm của Ban lanh đạo Chi cục thuế và sự ủng hộ của tập thể cán bộ công chức ngành thuế.

Ưu tiên việc mở rộng công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NNT.

Việc kiểm tra thuế người nộp thuế tại cơ quan thuế là việc tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế mà cơng chức th́ phải thực hiện trong q trình tập hợp và phân tích rủi ro các thơng tin chun sâu, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ, thông tin, các nghi vấn về DN, đề xuất kiến nghị và giải pháp xử lý đối với những nội dung đa được làm rõ (yêu cầu NNT thực hiện điều chỉnh theo qui định của các Luật thuế).

Trong q trình kiểm tra hờ sơ khai th́ của NNT tại trụ sở cơ quan thuế (bao gồm hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm), nếu phát hiện vi phạm thì tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.

* Kiểm tra tại trụ sở NNT

Căn cứ danh sách kiểm tra tại trụ sở NNT đa được Lanh đạo đơn vị phê duyệt, Đoàn kiểm tra được phân công tiến hành các bước thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình, bổ sung các vấn đề nghi vấn trong hờ sơ khai thuế trước khi kiểm tra tại trụ sở NNT theo quy định.

Trong quá trình Kiểm tra tại trụ sở NNT, phải đảm bảo tính thớng nhất về các nợi dung kiểm tra. Cụ thể:

+ Các nghi vấn về số thuế kê khai thể hiện qua kết quả phân tích rủi ro (điểm sớ rủi ro của từng chỉ tiêu phân tích) phải được nêu trong nợi dung thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình, bổ sung;

+ Các nghi vấn về sớ thuế kê khai sau khi doanh nghiệp giải trình, bổ sung nhưng khơng chứng minh được thì phải được đưa vào nội dung của Quyết định kiểm tra;

+ Biên bản xác lập số liệu kiểm tra, Biên bản kiểm tra, Quyết định xử lý, xử phạt qua kết quả kiểm tra, phải phù hợp với các nội dung kiểm tra được ghi nhận trong Quyết định kiểm tra.

Trước khi ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT, nếu trong kỳ kiểm tra doanh nghiệp có lập hờ sơ và đa được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì trong Quyết định kiểm tra phải có nợi dung kiểm tra sau hoàn các kỳ hoàn thuế trong giai đoạn nêu trên.

Trong q trình Kiểm tra tại trụ sở NNT, các nợi dung kiểm tra sau hoàn phải được ghi thành mục riêng trong Biên bản kiểm tra thuế, để xử lý theo quy định khi phát hiện vi phạm.

4.2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế

Kiến thức, kỹ năng của công chức là nhân tố quyết định hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Công chức làm công tác kiểm tra thuế rất nặng nề, phức tạp, nhiều cám dỗ; hiệu quả công tác kiểm tra thuế phụ thuộc nhiều vào ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn của công chức. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, công chức làm cơng tác kiểm tra th́ phải có những kiến thức, kỹ năng cần thiết, Chi cục cần làm tốt các công tác sau:

- Trước tiên cần làm tốt công tác nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho công chức thuế làn công tác kiểm tra thuế để từ đó họ hoàn thành tớt nhiệm vụ được giao, vững vàng trước mọi cám dỗ, thực hiện tốt những điều cần xây và những điều cần chống theo tiêu chuẩn của ngành.

- Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, tập trung bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chun sâu như: hệ thớng chính sách, pháp luật về th́, hóa đơn; chế đợ kế tốn; kiến thức tin học; chính sách pháp luật mợt sớ

lĩnh vực có liên quan. Duy trì tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cơng chức kiểm tra ít nhất mợt năm hai lần.

- Bên cạch đó cũng cần đào tạo cả về kỹ năng giao tiếp với NNT đây cũng là mợt kỹ năng rất quan trong vì: trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình, cơng chức kiểm tra th́ thường xun giao tiếp với NNT. Trong giao tiếp phải luôn tự trọng bản thân và tôn trọng, ân cần, lắng nghe, chia sẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho NNT; xây dựng hình ảnh người công chức thuế gần gũi, thân thiện, tạo tâm lý thoải mái cho NNT khi làm việc trực tiếp với công chức thuế.

4.2.2.4. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới vào kiểm tra thuế

Ứng dụng CNTT là vấn đề then chớt trong cải cách hệ thớng th́ nói chung và trong việc phân tích, lựa chọn ĐTNT để kiểm tra thuế. Nhờ ứng dụng công nghệ tin học mà công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế khoa học hơn, không phải tốn nhiều thời gian cho việc phân tích hờ sơ.

Cần thực hiện cải cách hành chính và hiện đại hóa thơng qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế, công tác kiểm tra thuế. Triển khai đồng bộ các phần mềm ứng dụng chuyên ngành về công tác quản lý thuế như: TINC ( ứng dụng đăng ký thuế cấp Cục), TINCC (ứng dụng đăng ký thuế cấp Chi cục), QLT (ứng dụng Quản lý thuế ), QHS (ứng dụng phần mềm Quản lý hồ sơ), BCTC (ứng dụng báo cáo tài chính), TTr (ứng dụng theo dõi kiểm tra), QLN (ứng dụng quản lý nợ thuế), TNCN (ứng dụng quản lý thuế TNCN), QLAC (ứng dụng quản lý ấn chỉ), và các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế...

Để làm được điều này, Chi cục cần chủ động tham mưu lập kế hoạch đào tạo tin học chuyên sâu cho cán bộ làm cơng tác kiểm tra để từ đó vận hành tớt các chương trình ứng dụng của ngành.

Đẩy nhanh các thủ tục đầu tư xây dựng, nâng cấp và xây mới các cơng trình trụ sở làm việc của các cơ quan thuế, mua sắm tài sản, trang bị kịp thời phương tiện làm việc đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý th́ nói chung và cơng tác kiểm tra thuế nói riêng. Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; cùng với các tổ chức đoàn thể kịp thời động viên giúp đỡ tạo môi trường làm việc thuận lợi nhằm phát huy tối đa sở trường, năng lực của mỗi người, từ đó có kế hoạch đào tạo, bời dưỡng nâng cao trình đợ chun mơn, quy hoạch, đề bạt hợp lý. Trang bị tài sản là máy phát điện dự phịng để đảm bảo duy trì hoạt đợng thường xun, nhất là cơng tác truyền dữ liệu giữa Chi cục thuế và các cơ quan khác như Cục thuế, kho bạc,...

Mặt khác cơng việc kiểm tra dựa trên phân tích mức đợ rủi ro về thuế nên cần trang bị đầy đủ máy móc phục vụ cho cơng tác phân tích, phấn đấu thời gian đến mỗi cán bộ kiểm tra đều được trang bị máy vi tính, trang bị phần mềm phân tích để đảm bảo cơng việc được nhanh và chính xác. Việc kiểm tra được tiến hành tại cơ quan thuế nên phải trang bị thêm phịng tiếp đới tượng kiểm tra, tủ đựng hồ sơ do đối tượng kiểm tra cung cấp, bàn làm việc của cán bộ thanh tra…

4.2.2.6. Tổ chức tốt công tác xử lý sau kiểm tra

Hoạt động kiểm tra thuế chỉ thực sự hiệu quả khi các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế được thực hiện kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, Chi cục Thuế thị xa Phú Thọ cần tổ chức tốt công tác theo dõi, đôn đốc đối tượng kiểm tra thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế. Những trường hợp cớ tình khơng thực hiện qút định xử lý, Chi cục cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức cưỡng chế thực hiện các quyết định xử lý khi cần thiết đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm minh.

Kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế phải thực hiện chế độ tổng kết, báo cáo theo quy định. Trong đó cần lưu ý rút kinh nghiệm từ kết quả kiểm tra để kiểm chứng lại các tiêu thức đánh giá rủi ro trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, để phản hồi kịp thời về Cục Thuế (Tổ nghiên cứu) nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu trong công tác quản lý thuế.

KẾT LUẬN

Cùng với lợi thế về nguồn thu khi số lượng các DN thành lập mới trên địa bàn tăng nhanh, công tác quản lý thuế của Chi cục Thuế TXPT phải đới diện với thách thức rất lớn, bởi loại hình, ngành nghề, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rợng, đa dạng và phức tạp; càng khó khăn hơn khi lực lượng cán bộ thực hiện cơng tác kiểm cịn mỏng. Đới trọng với áp lực của nhiệm vụ chống thất thu với yêu cầu ngày càng cao, thì giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với người nộp thuế là nhiệm vụ quan trọng và là tất yếu khách quan để xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực và hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế- xa hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập chung thống nhất.

Công tác kiểm tra thuế hiệu quả sẽ đảm bảo được tính khách quan, tính cơng khai, minh bạch; sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện, giảm bớt phiền hà

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại thị xã phú thọ (Trang 123 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w